Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Steve Jobs tạm rời xa Apple để tập trung chữa bệnh

Theo O.A.P Estate

Hôm qua, CEO nổi tiếng của Apple, Steve Jobs, đã quyết định rời xa công việc từ bây giờ đến tháng 6 để chuyên tâm chữa bệnh. Căn bệnh làm “người hùng” của Apple sút cân liên tục có vẻ phức tạp hơn những gì ông từng nói.
Vừa cách đây 1 tuần, Steve Jobs đã lên tiếng trấn an các nhà đầu tư và các nhân viên về sức khỏe của mình. Ông khẳng định căn bệnh rối loạn hocmon gây giảm cân không “khó điều trị”.
Steve Jobs tạm rời xa Apple để tập trung chữa bệnh
Steve Jobs, người hùng của Apple, phải tạm rời xa công việc đến tháng 6 để chuyên tâm chữa căn bệnh đã khiến ông sút cân liên tục.
Thông báo của Steve Jobs đã khiến giá cổ phiếu của Apple giảm 7%.
Trong thư gửi nhân viên ngày hôm qua, Jobs cho biết căn bệnh của ông đã phức tạp hơn những gì ông nghĩ. Ông còn cho biết, chính sự tò mò về sức khỏe của ông đã khiến việc chữa trị bị ngắt quãng, ảnh hưởng đến cả gia đình và toàn bộ nhân viên của Apple. Để tránh sự quan tâm thái quá, ông quyết rời xa công ty một thời gian.
Trong thời gian CEO tập trung chữa bệnh, giám đốc tác nghiệp (COO) Tim Cook sẽ tiếp quản công việc điều hành tại Apple. Cook là nhà lãnh đạo cao cấp đã có thời gian dài cống hiến cho Apple, ông được dự đoán sẽ là người thay thế Steve Jobs khi ông này nghỉ hưu.
Sức khỏe của Steve Jobs đã là chủ đề bàn tán từ nhiều tháng nay. Ông đã trải qua một ca phẫu thuật ung thư tuyến tụy năm 2004. Thời gian gần đây, người được mệnh danh là “anh hùng” của Apple liên tiếp giảm cân khiến cho dư luận đặt dấu hỏi về tương lai của “Quả táo cắn dở” khi không còn có Jobs.
Theo O.A.P Estate

Steve Jobs “trù ẻo” mọi đối thủ của iPad!!

Theo O.A.P Estate

 - Giám đốc điều hành Steve Jobs của Apple vừa tự tin tuyên bố thế hệ máy tính bảng đầu tiên cạnh tranh với iPad sẽ “chết ngay khi vừa ra lò” và “Quả táo” chỉ phải bận tâm lo lắng về thế hệ đối thủ tiếp theo.

Từ giờ đến lễ Giáng Sinh, nhiều hãng công nghệ sẽ rầm rộ chuẩn bị cho ra mắt một loạt những chiếc máy tính bảng đầu tiên của họ nhằm cạnh tranh với chiếc iPad đình đám của Apple. Tại thời điểm này, iPad đang nắm trong tay 95% thị phần thị trường máy tính bảng màn hình cảm ứng.
Và đây là một thị trường đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh: khoảng 4,4 triệu chiếc tablet đã được bán trong quý 3/2010, tăng so với 3,5 triệu máy của quý 2. 
DellSamsungHPRIMNokia và một loạt các hãng không tên tuổi khác đang đua nhau giới thiệu những mẫu máy tính bảng riêng của họ nhằm giành lấy một chỗ đứng trong thị trường mà iPad đang thống trị này. Hầu hết những thiết bị đó đều sử dụng hệ điều hành Android của Google, riêng HP có phiên bản WebOS của Palm và RIM sẽ sử dụng nền tảng Blackberry của hãng.
 
 
Steve Jobs "xem thường" các đối thủ đời đầu tiên của iPad.
Tuy nhiên, Steve Jobs khẳng định iPad không cần phải dè chừng bởi thế hệ đối thủ đầu tiên của chiếc máy tính bảng này “sẽ chết ngay khi vừa ra mắt”. Và ông Steve Jobs có những lập luận của riêng mình để chứng minh tuyên bố của ông không hề vô căn cứ.

Chết vì quá nhỏ

Tại cuộc họp báo thông báo tình hình tại chính tháng 10, ông Jobs đã công khai mỉa mai nền tảng Android chỉ là “một mớ hỗn độn” khiến cho các nhà phát triển và người tiêu dùng “phát điên”.

Ông Jobs cũng lưu ý rằng hầu hết những mẫu tablet sắp sửa ra mắt sẽ nhỏ hơn iPad - màn hình khoảng 7 inch. Cuộc nghiên cứu của Apple cũng cho thấy màn hình kích cỡ 7 inch là quá nhỏ để mang lại trải nghiệm tốt và những chiếc máy tính bảng nhỏ sẽ có vẻ giống với smartphone (điện thoại thông minh), vì thế người dùng smartphone sẽ không có lý do gì để phải mua thêm một chiếc máy tính bảng nhỏ xíu nữa.

Thiếu đột phá về giá
  
PlayBook được hứa hẹn sẽ có giá bán rẻ hơn iPad.

Ông Steve Jobs cho rằng nếu nhà sản xuất nào muốn cạnh tranh với iPad, đặc biệt với một sản phẩm có kích cỡ nhỏ hơn, sẽ phải đưa ra một mức giá thấp hơn nhiều. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hầu hết các sản phẩm sắp được tung ra thị trường đều không có mức giá đột phá. iPad có giá bán từ 499 đến 829 USD. Galaxy Tab của Samsung có màn hình 7 inch và mức giá cũng tương đương với iPad. Dell Streak màn hình 5 inch có giá tới 550 USD. HP Slate 500 màn hình 8,9 inch có giá khởi điểm là 799 USD. PlayBook của RIM được cho là có màn hình 7 inch và hiện vẫn chưa có thông tin về mức giá bán ra cụ thể mà hãng chỉ úp mở là dưới 500 USD.

Hầu hết người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng “Nếu iPad đang nổi như cồn vậy tại sao mình lại bỏ ra một số tiền tương đương hoặc hơn thế để mua một sản phẩm chưa chứng tỏ sức cạnh tranh, có màn hình không to hơn nhiều so với chiếc điện thoại là mấy và hầu như chưa có ứng dụng nào được phát triển cho nó?”. Và cuối cùng họ sẽ đi với các cửa hàng Apple Store hoặc chỉ ngồi và chờ đợi những sản phẩm mới mẻ hơn. Đó là lý do thế hệ máy tính bảng đầu tiên cạnh tranh với iPad sẽ chết ngay khi được trình làng.

Tuy vậy, Steve Jobs tin rằng sẽ có một tương lai tương sáng cho thị trường tablet.

Phải chăng mọi máy tính bảng, ngoại trừ iPad sẽ có kết cục đáng buồn như vậy? Nhưng, thực tế không phải thế, bởi:

Thứ nhất, cũng giống như những gì đã diễn ra với dòng điện thoại Android, những chiếc tablet mới sẽ tốt hơn và rẻ hơn vì ngày càng nhiều công ty và các nhà phát triển trên khắp thế giới nghiên cứu và sản xuất tablet. Tất nhiên iPad cũng sẽ tốt hơn và rẻ hơn nhưng những chiếc máy tính bảng mới sẽ bắt kịp điều đó.
 
Samsung Galaxy Tab được dự đoán sẽ là đối thủ đáng gờm nhất của iPad.

Thứ hai, Apple cần phải dè chừng những sản phẩm đến từ Trung Quốc. Một số công ty Trung Quốc ít tiếng tăm đã sản xuất máy tính bảng, trong đó có một số mẫu tablet có kích cỡ 10 inch và bán với giá siêu rẻ dưới 200 USD. Những sản phẩm này đang bán rất chạy bởi phần đa người tiêu dùng không thể có đủ tiền để mua iPad. Khi những chiếc máy tính bảng “made in China” được cải tiến tốt hơn, chúng sẽ xuất hiện ở phương Tây dưới “chiêu” những sản phẩm giá rẻ và sẽ tìm được khách hàng.

Trong vòng một hoặc hai năm nữa, iPad sẽ đối mặt với một loạt những đối thủ đáng gờm.

Người tiêu dùng nên vui mừng với những động thái trên. Không có gì tốt hơn là có một thị trường tablet cạnh tranh phát triển. Nó sẽ buộc Apple phải sản xuất những chiếc iPad rẻ hơn và tốt hơn, mang lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn và khuyến khích các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng tuyệt vời.

 Theo O.A.P Estate

HHHV 2008: ’’Ông trùm’’ Donald Trump không dự đêm chung kết

Theo O.A.P Estate
Ông Nguyễn Công Khế - Phó ban tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn vũ 2008 vừa xác nhận thông tin ’’ông trùm’’ Donald Trump sẽ không có mặt ở Việt Nam để dự đêm chung kết diễn ra vào 14/7".
"Sáng 12/7, đại diện công ty Hoàn Vũ nói ông Donald Trump  đã điện thoại bày tỏ sự tiếc nuối vì vướng công việc ở tập đoàn nên không sang Việt Nam được’’ - ông Nguyễn Công Khế xác nhận.
Sự kiện ’’ông trùm’’ Donald Trump - một trong những nhân vật quyền lực và giàu có nhất nước Mỹ không sang Việt Nam dịp này dù bất cứ lí do gì thì cũng là điều "không hay lắm’’ đối với cuộc thi HHHV 2008.
Theo thông lệ, trong đêm chung kết ông Donald là người đích thân lựa chọn 5 thí sinh cuối cùng lọt vào Top 15 người đẹp nhất.
Việc ông Donald Trump không có mặt ở Việt Nam để ngồi trong thành phần ban giám khảo cuộc thi HHHV 2008 cũng đồng nghĩa với việc, con trai ông - Donald Trump Jr sẽ cùng với các thành viên của ban tổ chức được quyền lựa chọn ra 5 thí sinh cuối cùng vào đêm chung kết. 
Ngoài ra, ’’toà nhà thông minh’’ được xây riêng để đón tiếp tỉ phú Donald Trump có diện tích 2.000m2 với giá trị dự kiến ban đầu đến 60 tỉ đồng giờ đây chỉ con trai ông Donald Trump và một người bạn của ông Donald Trump sử dụng.
 Theo O.A.P Estate

Bí mật thành công của Donald Trump

Theo O.A.P Estate

- Donald Trump không chỉ là nguyên mẫu của một "tỉ phú đặc Mỹ". Ông còn tự biến mình thành một thương hiệu toàn cầu. Nhưng bí mật thành công của ông là gì?


Donald Trump gần đây đã có mặt tại Scotland, nhận bằng tiến sĩ danh dự của một trường đại học ở Aberdeen. Trong cuộc họp báo sau đó, Trump tiết lộ, ông đang nghĩ tới việc ra tranh cử Tổng thống năm 2012. Tỉ phú Mỹ coi chiến dịch Nhà Trắng tạo ra nhiều "giá trị vô hình" hơn cả bằng tiến sĩ danh dự của ông. Bởi dù có tham gia cuộc chạy đua này hay không, Trump hiểu rằng giới truyền thông sẽ "mắc mồi", họ luôn như vậy. Năm 1999, ông đã từng nói về ý định tương tự và cũng gây ra sự chú ý đúng như mong muốn. Và đây cũng là kịch bản xảy ra năm 1987, khi xuất hiện những tin đồn về việc ông tranh cử Tổng thống. Ngay năm sau, George Bush cha đắc cử, trong khi tên của Trump không hề có trong danh sách ứng cử.



Donald Trump thành công từ một bí quyết lớn là xây dựng danh tiếng và thương hiệu.

Qua nhiều lần trồi sụt trong sự nghiệp kinh doanh lâu dài của mình, một trong những tài sản then chốt của Trump là mối quan hệ của ông với giới truyền thông, khiến cho tên của ông chưa bao giờ trở nên nhàm chán. Trump đã gánh chịu hai vết thương tại New York. Ở lần đầu tiên, khi ông là một ông trùm tóc vàng từ Brooklyn, người đã phát triển những cao ốc khổng lồ và chói lóa như Trump Tower trên đại lộ số 5. Nhưng những năm 80, ông đã phải vật lộn với công việc kinh doanh của mình. Cuộc suy thoái đã ảnh hưởng tới nhiều dự án của Trump và đẩy ông rơi vào tình trạng gần như phá sản. Nhưng Trump vẫn sống sót - để thổi luồng sinh khí trở lại đế quốc của mình.

Đặc quyền Trump

Ngày nay, cái tên Donald Trump nổi tiếng trên toàn cầu chứ không chỉ trong phạm vi quốc gia. Nhưng ông không có nhiều thay đổi. Trump vẫn sống trong căn hộ trên tòa tháp mang tên ông, vẫn "sở hữu" một cô vợ người mẫu - bà ba Melania Knauss. Ông khẳng định vẫn sở hữu mái tóc "zin" của mình, và nghệ thuật tạo kiểu kỳ lạ của nó ngày nay cũng là một phần quan trọng trong hình ảnh của ông.

Donald Trump đã quay trở lại dẫn đầu cuộc chơi của mình, nhưng lần này, đó là một cuộc chơi lớn hơn thập niên 1980. Ngày nay đã có tới 21 tòa nhà thương hiệu Trump tại New York và một con số lớn hơn trên khắp nước Mỹ và thế giới. Có tới 10 sân golf Trump, chưa kể một sân khác đang được xây dựng tại Scotland bất chấp sự phản đối của phe đối lập. Ông cũng sở hữu một "vương quốc" sắc đẹp riêng, Hoa hậu Hoàn vũ, cuộc thi nhan sắc uy tín nhất hành tinh. Donald Trump còn là nhà đồng sở hữu một đế quốc truyền hình toàn cầu và các ngôi sao trong phiên bản Mỹ của "The Apprentice".
Chìa khóa cho sức sống lâu bền của đế quốc truyền thông và kinh doanh của Trump, trong cả hai giai đoạn của cuộc đời ông, chính là khả năng "tiền hóa" tên tuổi của ông. Việc lắp đặt chữ "Trump" với các ký tự vàng trên Tháp Trump có thể đã bắt đầu từ cái tôi, nhưng nó đã nhanh chóng biến thành một động thái kinh doanh thông minh. Ngày nay, ông ước tính, chỉ riêng thương hiệu xoay quanh tên của ông đã trị giá 3 tỉ USD - bằng một nửa con số 6 tỉ USD mà ông nhận là mình sở hữu. Một số người tranh cãi về con số này, nhất là danh sách người giàu Forbes Rich List - mà ông thường xuyên phản đối - đã hạ bậc ông xuống chỉ 2-3 tỉ USD.

Quá lớn để sụp đổ

Trump đã biến sự nổi tiếng thành tiền bạc bằng cách viết một cuốn tự truyện "The Art of the Deal", chỉ vài năm trước cuộc khủng hoảng tài chính. Cuốn sách đã trở thành một tác phẩm best-seller lớn, và càng tô đậm thêm cho danh tiếng mà ông đã tạo dựng. Trong cuộc khủng hoảng cuối thập niên 1980, khi Trump phải vật lộn đối phó với việc thanh toán lãi của những khoản vay khổng lồ, các nhà cho vay đã xem xét liệu có giã một "cú đấm" vào đế chế của ông hay không. Cuối cùng, họ quyết định không, do tên tuổi đã được thừa nhận của ông. Nói theo một "thành ngữ" sản sinh ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây là ông ấy "quá lớn để có thể ngã".

Mở rộng hướng kinh doanh

Với sự trợ giúp của 3 người con, Don Jnr, Ivanka và Eric, đang đóng vai trò các giám đốc điều hành, Donald Trump đã đưa hoạt động kinh doanh của mình theo những hướng mới nhằm khai thác thương hiệu đã dày công tạo dựng. Vì vậy, bên cạnh những tòa nhà căn hộ cao cấp, như Tháp Trump World ở New York, còn có cả các câu lạc bộ golf và khu nghỉ dưỡng ở nước ngoài, như những câu lạc bộ ở Hawaii hay Panama. Và có cả những khách sạn như tòa nhà vàng khổng lồ ở Las Vegas, nơi thương hiệu Trump một thời dành riêng cho những người siêu giàu, nay được mở cửa cho bất cứ ai muốn nghỉ lại dù chỉ 1 đêm, trong một căn phòng giá cả phải chăng.
 Theo O.A.P Estate

Tranh tài cùng tỷ phú Donald Trump

Theo O.A.P Estate


Ông trùm Donald Trump sẽ xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn “Người tập sự của Donald Trump” vào lúc 22h chủ nhật hàng tuần trên sóng HTV2.
“Người tập sự của Donald Trump” là cuộc tìm kiếm nhà quản lý kinh doanh tài ba do chính Donald Trump làm host kiêm nhà sản xuất. Chương trình có 18 ứng viên được chia làm hai đội tranh tài với nhau. Các đội sẽ có cơ hội được làm việc cùng những nhà quản lý hàng đầu trong mọi lĩnh vực, tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao. Người thắng cuộc là người chứng minh được khả năng làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, óc sáng tạo, và cả tài… buôn bán lề đường. Giải thưởng dành cho người chiến thắng là bản hợp đồng một năm làm việc tại những công ty hàng đầu trong tập đoàn của Donald Trump.
Donald Trump là nhà sản xuất kiêm host của chương trình
Donald Trump là nhà sản xuất kiêm host của chương trình "The Apprentice".
Donald Trump sinh ngày 14/6/1946 tại New York trong một gia đình chuyên kinh doanh bất động sản. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc ngay tại công ty của cha mình. Năm 1974, khi đã lĩnh hội được các kỹ năng kinh doanh, Donald Trump mở công ty riêng và thành công vang dội. Danh mục bất động sản thuộc quyền sở hữu của ông tăng lên với con số chóng mặt.
Không chỉ thành công trên thị trường bất động sản, Donald Trump cũng nổi bật trong lĩnh vực truyền hình. Ông sở hữu nhiều chương trình giải trí, thể thao và có phần hùn trong các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Mỹ và Hoa hậu tuổi mới lớn của Mỹ. Ngoài ra, Donald Trump còn là tác giả của nhiều quyển sách dạy làm giàu nổi tiếng thế giới.
Ông trùm Donald Trump cùng các thí sinh trong một chương trình
Ông trùm Donald Trump cùng các thí sinh trong một chương trình "Người tập sự".
Là một doanh nhân thành công trên nhiều lĩnh vực, Donald Trump đã mang những kinh nghiệm trên thương trường vận dụng vào chương trình “Người tập sự của Donald Trump”, tạo ra những thử thách rất đa dạng, từ những công việc liên quan đến các thương hiệu nổi tiếng như Microsoft, Lamborghini cho đến những dự án nhỏ như rửa xe, bán mật ong… Tất cả đã biến thành áp lực dành cho người chơi, buộc họ phải có được những suy luận chặt chẽ và sắc bén để trụ lại chương trình đến phút cuối cùng.
Được gặp gỡ và “chơi” cùng Donald Trump quả là một cơ hội bổ ích cho những ai đam mê kinh doanh. Nhà tỷ phú 64 tuổi này sẽ mang đến cho người tham gia chương trình cũng như khán giả truyền hình những bài học để thành công trong cuộc sống, đó là sự năng động, không ngừng học hỏi và kiến thức thì có ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, mọi người sẽ gặt hái được những thứ mà không tài nào tìm thấy được trong các lớp học kinh tế thông thường.
Người chơi phải thể hiện sự sáng tạo, đầu óc sắc bén, khả năng linh hoạt... trong buôn bán, thương thảo.
Người chơi phải thể hiện sự sáng tạo, đầu óc sắc bén, khả năng linh hoạt... trong buôn bán, thương thảo.
Tương tự với tầm ảnh hưởng của tỷ phú Donald Trump lên xã hội Mỹ, chương trình “Người tập sự của Donald Trump” do ông sản xuất cũng tạo sức hút mạnh mẽ không kém. Bất chấp những show truyền hình thực tế về kinh doanh liên tục thất bại, show của Donald Trump vẫn “sống” và “sống” rất mạnh mẽ. “Người tập sự của Donald Trump” đạt tỷ lệ lên đến hơn 20 triệu người xem mỗi tuần, một con số kỷ lục và ấn tượng đối với một quốc gia có quá nhiều thứ để giải trí như Mỹ.
 Theo O.A.P Estate

"Cầu nối" của Donald Trump với Việt Nam

Theo O.A.P Estate


Người đẹp gốc Việt Theresa Thư Lê
Người đẹp gốc Việt Theresa Thư Lê
Người đẹp gốc Việt Theresa Thư Lê vừa được tỷ phú Mỹ, Donald J.Trump, đề bạt chức danh protocol director (tạm dịch: giám đốc ngoại giao) của tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ (MUO) trong cuộc thi tại Việt Nam năm nay. Cùng tham gia với Theresa Thư Lê là một người đẹp gốc Việt khác: Dina Nguyễn.


Sự kiện này được cộng đồng người Việt ở Mỹ xem là một vinh dự lớn. Bởi không dễ để được tham gia công tác tổ chức cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới của nhà tỷ phý này.

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 đón hơn 80 người đẹp đại diện các quốc gia trên thế giới đến Việt Nam dự thi và khi Donald.J.Trump đến Việt Nam, Theresa sẽ là người phiên dịch cho ông.


Với người Việt trong nước, Theresa Thư Lê là một gương mặt mới mẻ, nhưng với cộng đồng kiều bào ở xứ cờ hoa, cô là một "người quen".


Năm 2004, Theresa giành giải Hoa hậu Duyên dáng của cuộc thi Miss Vietnam USA. 2005, cô trở thành một trong những người điều phối tổ chức cuộc thi nhan sắc dành cho người đẹp gốc Việt ở Mỹ.


Năm 2007, cô trở thành giám đốc điều hành của giải Miss Vietnam Global. Trong ba năm, cô được nhiều kiều bào tại Mỹ biết dến. Sau khi đã học hỏi đủ kinh nghiệm, Theresa Thư Lê "ra riêng" với công ty Face PR Inc, chuyên tổ chức các cuộc thi sắc đẹp.


Với những ai là "fan" của các cuộc thi Miss USA, Miss Teen USA, Miss Vietnam USA, Miss Vietnam Global, gương mặt xinh đẹp, phúc hậu của cô gái gốc Việt này không hề xa lạ. Công ty Face của cô cũng nhanh chóng trở thành tên tuổi trong làng tổ chức thi nhan sắc của nước Mỹ, vượt qua các công ty danh tiếng khác để được hợp tác với tổ chức MUO.


Theresa Thư Lê sẽ điều hành cuộc thi Miss Vietnam California tổ chức lần đầu tiên vào ngày 31/8/2008, Theresa khẳng định toàn bộ lợi nhuận thu được từ cuộc thi sẽ dùng vào các việc: hỗ trợ tái chế các phế liệu để bảo vệ môi trường, quyên tặng cho trẻ em và người lớn kém may mắn đang sống tại Nhà may mắn ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM.


Cô gái có tên thật Lê Nữ Tuấn Thư, sinh năm 1982, quê quán Quảng Trị, sang Mỹ từ năm 12 tuổi, không chỉ có nhan sắc mà còn là một học sinh giỏi bậc học phổ thông. Cô đã tốt nghiệp ngành kinh doanh trường đại học URC năm 2004 tại Riverside, California (Mỹ).

  Theo O.A.P Estate

Forbes nói về Donald Trump: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”

Theo O.A.P Estate



  - Tỷ phú Donald Trump vốn được coi là một người quyết đoán phi thường, đôi khi bị coi là liều lĩnh. Ông lừng danh trong giới doanh nhân là một người liều lĩnh mạo hiểm và dám chấp nhận mọi rủi ro.


Khi phát hiện ra cơ hội kinh doanh, Donald Trump thường chớp lấy  ngay lập tức. Không ít đối thủ cạnh tranh đã bị sốc bởi Donald Trump đã hớt tay trên trong nhiều phi vụ mua bán bất động sản.


“Vua tiền mặt” Donald Trump

Không ít người  cho rằng cái kiểu kinh doanh của Donald Trump chính là kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Thực ra điều đó chỉ đúng một phần. Mặc dù phần lớn tiền của ông là tiền của ngân hàng, nhưng Donald Trump lại rất bạo chi tiền mặt: khi thì để trả trước, khi thì để đặt cọc. Miễn là chớp bằng được hợp đồng có giá trị. Khi cơ hội đến, ông đều quyết ngay lập tức và có sẵn trong tay hàng bao tải tiền mặt

Vào đầu những năm 1980, Donald Trump đã thực sự trở thành một ông trùm bất động sản, khi tập đoàn của ông thâu tóm hầu hết các dự án khách sạn, nhà cửa và bất động sản lớn. Tiếng tăm của ông càng nổi lên như cồn trong năm 1983, khi ông khai trương Trump Tower nguy nga và tráng lệ tại khu phố Manhattan sang trọng nhất nước Mỹ.

Người dân New York đều tự hào về tòa nhà này và coi đó là một biểu tượng của sự phồn vinh và tiềm lực kinh tế của thành phố.

Qua cơn bĩ cực...

Thế nhưng hồi cuối những năm 1980, Donald Trump đã bị  “sa cơ, lỡ vận”, với gánh nặng nợ nần lên tới gần 5 tỷ USD. Khi đó, thị trường bất động sản bị đóng băng và văn phòng, nhà ở, khách sạn của ông không cho thuê được. Trong khi đó, các ngân hàng, các nhà đầu tư ráo riết đòi nợ và ông “Vua tiền mặt” ngày nào giờ không còn một xu dính túi. Ông đã phải bán tất cả bất động sản có thể bán được  như New York Plaza Hotel, rất nhiều nhà nghỉ, du thuyền sang trọng nhất... mà vẫn không đủ tiền trả nợ.  Hãng hàng không Eastern Airlines mà Donald Trump mới mua đầu năm 1989 cũng phải bán đi sau chưa đầy 3 năm hoạt động. Tưởng chừng như lúc đó. “con nợ” Donald Trump chỉ có mỗi nước là “chui xuống đất” thì may ra mới tránh được sự truy nã ráo riết của các chủ nợ.


Luôn có người đẹp vây quanh

Donald Trump cho biết tình cảnh của ông hồi đó bi đát đến nỗi những người ăn mày trên Đại lộ số 5 nổi tiếng của New York vẫn có nhiều tiền hơn ông. Họ không phải gánh một khoản nợ khổng lồ tới 5 tỷ USD và cũng không  phải bỏ ra 20 triệu USD để chia tay với người vợ quen thói xài sang.

Khi nhớ lại thời kỳ này, Donald Trump thường nói câu cửa miệng: "Đời là thế đấy". Ngay cả trong cơn bĩ cực, ông vẫn luôn hy vọng vận may sẽ lại mỉm cười với ông và không chỉ một lần.

...đến hồi thái lai

Sự thành công trở lại của Donald Trump quả là một câu chuyện ly kỳ đầy bí hiểm. Càng sa cơ, ông lại càng liều lĩnh: vay chỗ này để trả nợ chỗ kia. Ông thế chấp nốt những tài sản cuối cùng còn sót lại để vay ngân hàng, rồi lại phải để cho ngân hàng phát mại. Tuy nhiên, ông đã giữ lại bằng mọi giá một dự án bất động sản mà ông đang đầu tư dở dang với chi phí khổng lồ. Đó là hệ thống sòng bạc Casino ở Atlantic City mang tên “Trump-Taj Mahal”. Cuối cùng, ông đã được đền đáp xứng đáng: đó chính là một con gà “con gà đẻ trứng vàng” như trong chuyện cổ tích.
  Trump-Taj Mahal

“Trump-Taj Mahal” ngày càng phát đạt và đem lại  nhuận khổng lồ. Mỗi năm, Donald Trump thu về  khoảng 5,7 tỷ USD từ hệ thống sòng bạc ở Atlantic City. Có tiền, Donald Trump lại tiếp tục đầu tư vào “những công trình thế kỷ” ở khắp nơi.

Các nguồn thu từ việc cho thuê Trump Tower, từ các sòng bạc ở New Jersey, Florida và vô số các các cửa hàng kinh doanh khác... lại đua nhau chảy vào túi Donald Trump. Từ chỗ nợ 5 tỷ USD, ông lại có trong tay số  tài sản trị giá 3 tỷ USD.

“Kiếm lắm, tiêu nhiều”. Donald Trump là một trùm kinh doanh thích cuộc sống vương giả, thích hưởng thụ những gì quyền quí nhất, sang trọng nhất.

“Kiếm lắm, tiêu nhiều”

Chỉ cần nhìn Trump Tower ở Manhattan là có thể biết phần nào về phong cách của tỷ phú Donald Trump. Tòa nhà được ốp đá cẩm thạch,  được dát vàng lộng lẫy. Phần dưới của tòa tháp là các cửa hàng, cửa hiệu cao cấp. Phía trên là các văn phòng hiện đại dành cho các tập đoàn đa quốc gia. Trên cùng là 263 căn hộ thượng hạng chỉ dành cho giới giàu có, thượng lưu.

Gần 60 tuổi nhưng Donald Trump vẫn trẻ trung như cách cái thời đây 20 năm, khi ông bắt đầu nổi danh ở Manhattan. Ông nhuộm tóc đen và ăn mặc sang trọng, thường ăn tối ở một nhà hàng Trung Hoa nổi tiếng - nơi các vị tổng thống Mỹ thường đến dùng bữa mỗi khi có dịp đến thành phố New York. Nhà hàng này luôn có một chỗ đặc biệt dành riêng cho Donald Trump: đũa ăn làm bằng ngà voi nạm vàng và đích thân chủ nhà hàng phải đứng ra rót rượu.


Trump Tower, Manhattan, New York

Do lối sống vương giả ít người theo kịp, Donald Trump có ít bạn bè. Ông đã thừa nhận điều này và coi đây là cái giá mà ông phải trả. Với Donald Trump, kinh doanh là một niềm đam mê, một thú vui bất tận. Ông cho biết: "Mỗi người có một niềm đam mê: người thích làm thơ, người thích hội họa. Còn tôi, tôi lại thích kinh doanh:càng lớn càng tốt, càng lời càng hay”.

Có lẽ máu kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bất động sản, đã ngấm vào máu con người thích phiêu lưu mạo hiểm này. Donald Trump luôn nói về công việc kinh doanh, luôn tự hào về những chiến tích đã đạt được. Ông hăng say nói về những dự án khổng lồ trong tương lai. Tham vọng của ông là xây dựng thêm nhiều Trump Tower ở nhiều nơi trên thế giới. Ông hiện đang theo đuổi nhiều dự án khổng lồ ở châu Âu.

Cách đây không lâu, một tờ báo danh tiếng ở New York đã công bố hai danh sách trưng cầu ý kiến về các nhà doanh nghiệp nổi tiếng nhất và đang được coi trọng tôn vinh nhất. Kết quả là trong cả hai danh sách này, Donald Trump đều chiếm ngôi đầu - vượt xa cả ông trùm Bill Gates, người từng được Forbes nhiều lần tôn vinh là “người đàn ông giàu nhất thế giới”. Theo O.A.P Estate

Steve Jobs tiết lộ điều làm nên Apple

Theo O.A.P Estate
Bài phỏng vấn với Steve Jobs đã tiết lộ những điều làm nên đế chế thần kỳ của Apple:

Sự ra đời của iPhone.


"Chúngta đều có điện thoại di động. Ai cũng ghét chúng, chúng sử dụng quá tệ.Phần mềm thì khủng khiếp. Phần cứng cũng không tốt lăm. Chúng tôi nóichuyện với các bạn của mình, và họ cũng ghét chúng. Dường như tất cảmọi người đều ghét điện thoại di động. Và chúng tôi đã nghĩ rằng đâythực sự là một thị trường khổng lồ.Tôi muốn nói rằng có một tỉ chiếcđiện thoạt được bán đi mỗi năm, và con số đó thật sự còn lớn hơn cảnhững máy chơi nhạc. Nó gấp 4 lần số PC được bán ra hàng năm."


"Đóquả là một thách thức lớn. Hãy làm một cái điện thoại tuyệt vời mà mọingười đều yêu thích. Và chúng tôi đã có công nghệ. Chúng tôi đã cóphiên bản khởi đầu là iPod. Chúng tôi đã có hệ điều hành tinh vi từMac. Chưa có ai từng nghĩ tới việc đưa một hệ điều hành tinh vi như OSX vào trong điện thoại, nên đó thật sự là một câu đố. Chúng tôi đã cómột cuộc tranh luận nảy lửa trong công ty liệu chúng tôi có thể làmđiều đó không. Tôi đã phải ra phán quyết và nói, "Chúng ta sẽ làm nó. Hãy thử đi." Các anh chàng phần mềm giỏi nhất đã nói là họ có thể làm được, vậy cứ để họ thử đi. Và họ làm được."


Liên hệ giữa Apple và khách hàng.


"Chúngtôi làm iTunes vì chúng tôi đều yêu âm nhạc. Chúng tôi đã làm cái màchúng tôi nghĩ là máy nghe nhạc hay nhất với iTunes. Sau đó chúng tôiđều muốn mang cả thư viện âm nhạc của mình đi theo khắp nơi. Cả đội đãlàm rất siêng năng. Và lí do mà họ làm việc siêng năng như vậy là vìbản thân họ đều muốn có một cái. Bạn biết không? Tôi muốn nói rằng mộtvài trăm khách hàng đầu tiên là chính chúng tôi."


"Đókhông phải là thứ văn hoá rẻ tiền, đó không phải là mụ mị người khác,đó không phải là thuyết phục người khác rằng họ muốn cái họ không muốn.Chúng tôi đã tìm ra cái mà mình thực sự muốn. Và tôi nghĩ rằng chúngtôi khá tốt trong việc tuân theo nguyên tắc là nghĩ ngay tới việc liệungười khác có thích hay không. Đó là những gì chúng tôi được trả côngđể làm."


"Do đó bạn không thể đi ra đường và hỏi mọi người món hàng sắp tới là cái gì. Có một câu nói tuyệt vời của Henry Ford: "Nếu tôi đã hỏi khách hàng của tôi là họ muốn gì, họ hẳn sẽ nói với tôi rằng 'một con ngựa nhanh hơn.' "



Lựa chọn chiến lược.


"Chúngtôi không làm nghiên cứu thị trường. Chúng tôi không thuê nhà tư vấn.Các nhà tư vấn duy nhất mà tôi từng thuê trong 10 năm qua là một côngty để phân tích chiến lược bán lẻ của Gateway, giúp chúng tôi khôngphạm lại sai lầm của họ (khi Apple quyết định mở các cửa hàng bán lẻiStore). Tuy nhiên chúng tôi đã không thuê thêm nhà tư vấn nào kể từđó. Chúng tôi muốn làm các sản phẩm tuyệt vời."


"Khichúng tôi tạo ra cửa hàng nhạc iTunes, chúng tôi làm vậy vì nghĩ rằngsẽ rất tuyệt khi mua nhạc qua mạng, không phải vì chúng tôi có kế hoạchmuốn định hình lại ngành âm nhạc. Điều hiển nhiên là tại sao phải mấttiền? Ngành âm nhạc có lợi nhuận khổng lồ. Tại sao phải chịu những chiphí cố định khổng lồ, trong khi bạn có thể gửi nó qua mạng đi khắp nơidễ dàng."



Điều gì thúc đẩy nhân viên Apple.



"Chúngtôi không có may mắn để tạo ra nhiều thứ đến như vậy, mọi người đềuphải xuất sắc. Vì đây là cuộc sống của chúng tôi. Cuộc đời rất ngắnngủi. Nên đây là những gì chúng tôi chọn làm trong cuộc đời mình. Chúngtôi có thể ngồi trong một nhà thờ đâu đó ở Nhật Bản. Chúng tôi có thểđi du thuyền. Một số người (trong nhóm quản lí) có thể đi chơi golf. Họcó thể quản lí công ty khác. Và chúng tôi đều đã chọn làm việc nàytrong cuộc đời của mình. Do đó nó phải cực tốt.


Vì sao mọi người muốn làm ở Apple.


"Lído là bạn không thể làm những gì bạn có thể làm ở Apple tại bất cứ nơinào khác. Thiết kế kỹ thuật thì không còn phát triển ở nhiều công ty PCtừ lâu. Trong các công ty điện tử dân dụng, họ không hiểu về các phầnmềm của sản phẩm. Cho nên bạn không thể làm sản phẩm mà bạn có thể làmở Apple, ở tại bất cứ nơi nào khác. Apple là công ty duy nhất có mọithứ dưới một mái nhà."


"Khôngcó công ty nào khác có thể làm MacBook Air và nguyên nhân không phảichỉ là do chúng tôi kiểm soát phần cứng mà chúng tôi còn kiểm soát hệđiều hành. Và chính sự tương tác hoàn hảo giữa hệ diều hành và phầncững đã cho phép chúng tôi làm điều đó. Không hề có sự tương tác thânmật giữa Windows và Dell notebook."


"GenADN của chúng tôi thực chất là một công ty hướng đến người tiêu dùng -Chúng tôi cho rằng công việc của mình là chịu trách nhiệm về trảinghiệm tổng thể của người dùng. Và nếu nó không được như mong đợi, đólà lỗi của chúng tôi, đơn giản vậy thôi."



Liệu Apple có thể sống mà không có Steve Jobs?


"Chúngtôi có những người thực sự có năng lực tại Apple. Tôi đã bổ nhiệm Timlàm COO (giám đốc hoạt động) và trao cho anh bộ phận Mac. Anh đã làmrất xuất sắc. Tôi muốn nói rằng, một [size=12]số người bảo: ‘Ồ, nếu Jobs bị xe bus tông, Apple sẽ gặp rắc rối.'[/size] Và,bạn biết đấy, dù không phải là một lực lượng hùng hậu, nhưng ở Appleluôn có những người đầy năng lực. Và ban quản trị sẽ có một lựa chọntốt xem ai sẽ là CEO. Công việc của tôi là làm cho cả đội quản lí đủgiỏi để là những người thành công, đó chính là những gì tôi đang cốlàm."
Nổi tiếng vì những yêu cầu cao - Steve Jobs.


"Côngviệc của tôi không phải để dễ dãi với mọi người. Công việc của tôi làlàm họ giỏi hơn. Công việc của tôi là đem mọi thứ từ các phần của côngty lại với nhau, vạch đường và lấy tài nguyên cho các dự án then chốt.Và để dùng những người này chúng tôi phải thúc đẩy họ và làm cho họgiỏi hơn nữa."



Sức tập trung của Apple.


"Applelà một công ty $30 tỉ, nhưng chúng tôi lại có ít hơn 30 sản phẩm. Tôikhông biết liệu điều này đã từng được thực hiện hay chưa. Chắc chắn cáccông ty điện tử dân dụng hàng đầu trong quá khứ có hàng ngàn sản phẩm.Chúng tôi muốn tập trung hơn nữa. Mọi người nghĩ rằng tập trung là nói Vângvới thứ mà bạn phải tập trung vào. Nhưng nó hoàn toàn không phải vậy.Nó có nghĩa là nói không với hàng trăm ý tưởng hay khác đang có. Bạnphải chọn cẩn thận."


"Tôithực sự tự hào vì những điều chúng tôi chưa làm cũng như những điều đãlàm. Ví dụ rõ ràng nhất là khi chúng tôi bị ép hàng năm trời để làm mộtPDA, và một hôm tôi đã nhận ra rằng 90% người sử dụng PDA chỉ lấy thôngtin từ nó. Họ không đưa thông tin vào. Rất sớm, điện thoại di động sẽlàm điều đó và thị trường PDA sẽ bị giảm chỉ còn lại một phần nhỏ khôngđáng kể. Do đó chúng ta đã quyết định là không nhảy vào đó. Nếu chúngtôi nhảy vào, ắt hẳn chúng tôi đã không đủ tài nguyên để làm iPod.Chúng ta có thể đã không thấy nó xuất hiện."



Phong cách quản lí của Steve Jobs.


"Chúngtôi có 25,000 người ở Apple. Khoảng 10,000 trong số họ ở cửa hàng. Vàcông việc của tôi là làm việc với khoảng 100 người đứng đầu. Điều đókhông có nghĩa là họ toàn là phó giám đốc. Một số trong đó chỉ là nhữngngười hợp tác chủ chốt. Nên khi một ý tưởng hay xuất hiện, công việccủa tôi là đi khắp nơi xem mọi người nghĩ gì, hỏi họ, tranh luận vớihọ, đưa ý tưởng đi đến cả trăm người, đưa những người khác nhau đi khámphá những khía cạnh khác nhau của nó."


Tìm kiếm tài năng.


"Khitôi thuê một người ở vị trí cao, tài năng phải là tiền đề. Họ phải thậtsự thông minh. Nhưng vấn đề thực của tôi là, liệu họ sẽ yêu mến Applehay không? Vì nếu họ yêu Apple, mọi việc khác sẽ tự động được giảiquyết. Họ sẽ muốn làm điều tốt nhất cho Apple, không phải điều tốt nhấtcho họ, cho Steve, hay cho ai khác."


"Tuyểndụng rất khó. Như mò kim đáy bể. Chúng tôi phải tự làm việc này và mấtrất nhiều thời gian. Tôi đã tham gia trong việc thuê hơn 5000 ngườitrong đời mình. Do đó, tôi làm việc rất nghiêm túc. Bạn không thể biếtđủ trong buổi phỏng vấn một giờ. Do đó, cuối cùng, nó đều phụ thuộc vàotrực giác của bạn. Bạn cảm thấy gì về người này? Họ sẽ như thế nào khibị thử thách? Họ vào đây làm gì? Tôi hỏi mọi người rằng: ‘Anh vào đây làm gì?' Câu trả lời không phải là cái tôi đang đợi. Tôi muốn dữ liệu phía sau những lời nói."



Lợi ích của việc sở hữu một hệ điều hành.


"Điềunày cho phép chúng tôi đổi mới nhanh hơn, thay vì phải ngồi đợiMicrosoft như Dell và HP. Vì Microsoft có thời khoá biểu riêng, có thểvì lí do chính đáng. Vista phải mất tới 7-8 năm, thật khó để đổi mớicho phần cứng khi bạn phải đợi phần mềm hết 7-8 năm. Do đó chúng tôiđặt ra các ưu tiên của riêng mình và nhìn sự việc một cách tổng quáthơn từ quan điểm của khách hàng. Nó cũng có nghĩa là chúng ta có thể tựđảm nhận và làm một phiên bản khác để đưa vào iPhone và iPod. Và chắcchắn là chúng tôi không thể làm thế nếu chúng tôi không sở hữu nó. "




Buổi họp Marathon ngày thứ Hai của Steve Jobs.


"Khibạn thuê một người thật sự giỏi bạn phải đưa cho họ một công việc và đểhọ tự làm. Điều này không có nghĩa là tôi không hề xía vào. Nhưng lí dobạn thuê họ là vì bạn muốn trao cho họ dây cương. Tôi muốn họ ra quyếtđịnh tốt bằng, hoặc hơn tôi. Do đó cách để làm việc này là để họ biếtmọi thứ, không phải chỉ trong phần công việc của họ mà là trong mọiphần công việc."


"Dođó những gì chúng tôi làm mỗi thứ Hai là xem lại toàn bộ công việc.Chúng tôi xem tuần trước mình bán gì. Chúng tôi xem xét mọi sản phẩmđang phát triển, các sản phẩm chúng tôi đang gặp trục trặc, các sảnphẩm mà nhu cầu đang lớn hơn khả năng cung cấp. Và chúng tôi làm việcđó mỗi tuần. Tôi lập một lịch làm việc mà có 80% là giống như tuầntrước, và chúng tôi cứ làm vậy mỗi tuần."


"Chúng tôi không có nhiều quá trình ở Apple, nhưng đó là một trong vài thứ chúng tôi làm để giữ vững vị thế của mình."



Giải quyết những trở ngại.


"Ở Pixar khi chúng tôi đang làm Toy Story (phim hoạt hình Câu chuyện đồ chơi),có một lúc chúng tôi phải thừa nhận rằng câu chuyện không hay. Nó khôngđược tuyệt vời. Chúng tôi ngưng sản xuất trong 5 tháng... Chúng tôi đãchi trả mọi thứ để thay đổi, trong khi nhóm hoàn thiện câu chuyện trởthành Toy Story ngày nay. Và nếu không có cam đảm để dừng lại, Toy Story đã không như bây giờ và có lẽ cũng chưa từng có Pixar."


"Chúng tôi gọi đó là ‘khủng hoảng câu chuyện',và chúng tôi không hề muốn gặp lại. Nhưng bạn biết không? Chúng xảy ratrong mọi phim. Chúng tôi không thể tiếp tục ngưng sản xuất trong 5tháng. Chúng tôi đã thông minh hơn một chút về việc này. Nhưng dườngnhư luôn có một lúc nào đó mà mọi việc không ổn, và rất dể để tự lừamình - tự thuyết phục mình rằng nó ổn khi biết rõ trong bụng mình rằngnó không ổn."


"Mọiviệc cũng như thế gần như với mọi dự án tại Apple... Ví dụ như iPhone.Chúng tôi đã có một thiết kế đóng gói khác cho iPhone cho tới quá sátngày giới thiệu để có thể thay đổi. Và tôi bước vào một sáng thứ Hai vànói: ‘Tôi không thích thứ này. Tôi không thể thuyết phục tôi thích nó. Và đây lại là sản phẩm quan trọng nhất mà chúng ta từng làm.'"


"Vàchúng tôi nhất nút khởi động lại. Chúng tôi đã xem lại hàng triệu triệumẫu chúng tôi đã làm và những ý tưởng chúng tôi đã có. Rồi chúng tôi đãkết thúc với chiếc iPhone mà bạn đang thấy, tốt hơn rất nhiều. Nó thậtkhủng khiếp vì chúng tôi phải đến với nhóm và nói, ‘Tất cả nhữngcông việc các bạn đã làm trong năm qua sắp bị vất đi và làm lại từ đầu,và chúng ta sắp phải làm việc siêng năng gấp đôi vì bây giờ chúng takhông đủ thời gian.' Và bạn biết mọi người đã nói gì không? ‘Hãy để chúng tôi làm ngay.'"


"Điềuđó xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ, vì đây không chỉ là kỹ thuật và khoa học.Đây là nghệ thuật. Đôi lúc khi bạn ở giữa những khủng hoảng như vậy,bạn còn không chắc là mình có thể vượt qua được không. Nhưng chúng tôiđã luôn vượt qua, cho nên chúng tôi có một mức độ tự tin nào đó, mặc dùđôi khi bạn không chắc. Tôi nghĩ điều cốt lõi là chúng tôi không bịkhiếp vía. Chúng tôi đặt trái tim và tâm hồn mình vào những việc này."



Jobs nói: "Mọi người cuối cùng cũng bắt đầu nhận ra rằng họ không cần phải có Windows". Chiến dịch quảng cáo của Apple đã gây nên ý tưởng đó.


Điểm bùng phát của iPod.


"Lúcđầu mọi việc khá khó khăn vì nhiều lí do, nhiều người đang dùng Windowsđã không chấp nhận Mac. Chúng tôi đã làm việc rất cật lực, nhưng thịphần của chúng tôi không hề tăng. Nó làm cho chúng tôi đôi khi tự hỏiliệu mình có sai không. Có lẽ hàng của chúng tôi không tốt hơn, mặc dùchúng tôi nghĩ vậy. Hay có lẽ mọi người không quan tâm, điều này còngây thất vọng hơn nữa."


"Cuốicùng dường như chúng tôi cũng vượt qua được bức tường hệ điều hành đóvà nó thật tuyệt vì nó đã cho thấy sự sáng tạo của Apple, kỹ thuật củaApple, thiết kế của Apple thật sự có giá trị. iPod đã chiếm 70% thịphần. Tôi không thể nói với bạn nó quan trọng tới mức nào sau bao nhiêunăm làm việc và nhìn thấy chỉ 4-5% thị phần là của Mac. Nhìn thấy điềunhư vậy xảy ra với iPod là một phát súng đối với mọi người."


Những gì họ làm tiếp theo.


"Chúng tôi làm nhiều hơn, siêng năng hơn. Chúng tôi nói: ‘Điều này thật tuyệt. Hãy làm nhiều hơn.' Tôimuốn nói là thị phần của Mac đang tăng lên chỉ sau mỗi quý. Chúng tôiđang tăng trưởng nhanh hơn cả ngành gấp 4 lần. Mọi người đang bắt đầuchú ý nhiều hơn. Chúng tôi cũng cải tiến nó. Chúng tôi đưa bộ xử líIntel vào và chúng tôi có thể chạy ứng dụng PC cùng với ứng dụng Mac.Nhưng tôi nghĩ hầu hết điều này xảy ra vì mọi người bắt đầu nhận ra làhọ không cần phải có Windows - vẫn có một sự thay thế. Tôi nghĩ chưa cóai từng nghĩ như vậy trước đây."




Việc mở cửa hàng Apple.


"Nórất đơn giản. Niềm tin vào Mac sẽ đưa ta đến nơi, đúng không? Họ sẽ đếnmột nơi đặc biệt nào đó để làm việc này. Nhưng chúng tôi muốn chuyểnnhững người sử dụng Windows sang sử dụng Mac. Họ không nghĩ rằng họ cầnMac. Họ sẽ không bỏ ra 20 phút lái xe đến chỗ bán trong trường hợp họkhông thích nó."


"Nhưngnếu chúng ta đưa cửa hàng vào một trung tâm hay một con đường họ điqua, chúng ta sẽ làm giảm giảm nguy cơ đó từ 20 phút thành 20 bướcchân, và họ có nhiều khả năng sẽ ghé vào hơn vì thật sự họ cũng chẳngtốn thời gian công sức gì cả. Do đó chúng tôi quyết định đưa cửa hàngvào nơi nhiều người qua lại. Và nó đã thành công."



Nắm bắt làn sóng công nghệ sắp tới.


"Bạnbiết đấy, mọi việc xảy ra khá chậm. Những làn sóng công nghệ này, bạnsẽ thấy chúng rung lên trước khi xuất hiện, và bạn chỉ cần phải khônngoan lựa chọn bạn sẽ lướt làn sóng nào. Nếu bạn chọn không khéo, bạnsẽ mất rất nhiều năng lượng, nhưng nếu bạn chọn đúng thì nó sẽ xảy rakhá chậm. Mất nhiều năm."


"Mộttrong những điều khôn ngoan lớn nhất (nhiều năm trước) là chúng tôikhông nhảy vào bất cứ lĩnh vực nào mà chúng tôi không nắm giữ công nghệchủ chốt, vì rủi ro rất lớn."


"Chúngtôi nhận ra rằng trong hầu hết mọi sản phẩm điện tử dân dụng tương lai,công nghệ chủ chốt sẽ là phần mềm. Và chúng tôi khá giỏi về phần mềm.Chúng tôi có thể làm hệ điều hành. Chúng tôi có thể viết ứng dụng trênMac hoặc ngay cả PC, như iTunes. Chúng tôi có thể viết phần mềm chothiết bị, giống như những gì bạn đưa vào iPod hay iPhone. Chúng tôi cóthể viết tất cả các loại phần mềm khác nhau này và khiến chúng làm việchoàn hảo. Và bạn tự hỏi mình, Có công ty nào khác làm được như vậy? Mộtdanh sách rất ngắn. Lí do mà chúng tôi đều rất thích thú với điệnthoại, ngoài lí do chúng tôi ghét điện thoại của mình, là vì chúng tôikhông thấy bất cứ ai có thể thực hiện sự hợp tác như thế. Không có nhàsản xuất nào mạnh ở phần mềm."



Thất bại tạm thời với Apple TV.


"Đâylà cách tôi nhìn nó. Tất cả mọi người đã cố tạo một sản phẩm tuyệt vờicho phòng khách. Microsoft thử, chúng tôi thử - mọi người đều thử. Vàmọi người thất bại. Chúng tôi thất bại, tạm thời."


"Tứclà có cả một đống người đã từng thử, mỗi người đều thất bại, bao gồmchúng tôi. Và đó là lí do tôi gọi nó là một thú vui. Nó không phải làkinh doanh, nó là thú vui."


"Chúngtôi đã đưa ra thử nghiệm thứ 2 của mình - 'Apple TV, Take 2' là cáchchúng tôi gọi nội bộ. Chúng tôi nhận ra rằng sản phẩm đầu tiên chúngtôi làm là để giúp bạn xem các nội dung của iTunes trên Mac hay Pc, vàgởi nó vô tuyến tới màn hình TV của bạn."


"Vâng,hoá ra là mọi người không thích làm vậy. Tôi muốn nói là cũng thú vịkhi xem ảnh của bạn trên màn hình lớn. Kem có thể nằm trên bánh, nhưngnó không phải là bánh. Cái mọi người thật sự muốn hoá ra là phim."


"Dođó chúng tôi đã bắt đầu quá trình nói chuyện với các studio ở Hollywoodvà đã được tất cả các studio lớn cho phép cho thuê phim của họ. Vàchúng tôi chỉ có khoảng 600 phim được đưa lên iTunes cho tới giờ, nhưngchúng tôi sẽ có tới hàng ngàn vào cuối năm nay. Chúng tôi giảm giá tới$229. Và chúng tôi sẽ xem xem nó có hiệu quả chăng. Liệu nó có cộnghưởng và trở thành thứ mà bạn không thể sống thiếu nó? Chúng ta sẽ chờxem. Tôi nghĩ nó sẽ là một cú sốc."



Quản lí qua thời khủng hoảng kinh tế.


"Chúngtôi đã từng gặp phải điều này trước đây, khi bong bóng dot-com vỡ. Điềutôi nói với công ty tôi là chúng ta đầu tư theo cách của mình tronggiai đoạn suy thoái để vượt qua cuộc khủng hoảng, rằng chúng tôi sẽkhông sa thải nhân viên, rằng chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để đưa họvào Apple - điều cuối cùng mà chúng tôi làm mới là sa thải họ. Và chúngtôi vẫn đang gây quỹ. Thực tế chúng tôi sắp nâng ngân sách nghiên cứuphát triển để chúng tôi có thể dẫn đầu đối thủ khi khủng hoảng kếtthúc. Đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm. Và nó có hiệu quả. Vàđó chính xác là những gì chúng tôi sẽ làm lần này."
Theo O.A.P Estate

12 Nguyên tắc thành công của Steve Jobs

Theo O.A.P Estate

Bài học từ Steve Jobs - một trong những ông chủ thành công nhất nước Mỹ.

 
Câu chuyện về sự thành công của ông có thể coi như một huyền thoại. Để đạt được những thành công lớn lao ấy một phần không nhỏ do bản thân ông đã tạo cho mình những nguyên tắc và áp dụng chúng một cách linh hoạt.
 
Dưới đây là 12 nguyên tắc đối với những ai nung nấu trong mình ý tưởng đi theo con đường trở thành doanh nhân sẽ không thể bỏ qua:
1. Hãy làm điều bạn yêu thích
Đâu là niềm đam mê đích thực của bạn? Hãy thực hiện điều bạn yêu thích để tạo nên sự khác biệt. Động lực duy nhất để làm được những việc lớn đó là bạn cần có tình yêu với công việc mình sẽ làm.
2. Khác biệt 
Hãy suy nghĩ một cách độc lập và riêng biệt. Steve Jobs cho rằng: “Tốt nhất là trở thành một tên cướp biển còn hơn là gia nhập lực lượng hải quân”. 
3. Làm việc hết mình
Với bất kỳ một công việc nào, bạn cũng nên làm hết khả năng của mình. Đừng lười biếng hay ngủ quên! Hãy để thành công ngày càng nhân lên nhiều hơn. Bạn mong mỏi và luôn ao ước đạt được thành công đó ư? Tại sao lại không thuê những nhân viên xuất sắc có niềm đam mê tột độ với công việc bạn dự định sẽ tiến hành? 
4. Phân tích mô hình SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).
SWOT là khung lý thuyết, là cơ sở qua đó chủ doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của công ty mình, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.
Bạn hãy gia nhập thế giới kinh doanh và đưa công ty đi vào hoạt động sớm nhất có thể, hãy liệt kê những thế mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như công ty bạn vào một mẩu giấy. Đừng lưỡng lự khi phải vứt bỏ những “quả táo thối” ra khỏi công ty.
5. Hãy là một ông chủ
Tìm kiếm những cơ hội lớn lao tiếp theo. Hãy tìm kiếm và ưu tiên những ý tưởng cần được thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát, vượt qua thử thách và tạo nên bước nhảy vọt. Đôi khi bước nhảy đầu tiên chính là hành động khó khăn nhất. Hãy vượt qua nó bằng lòng dũng cảm và nhiệt huyết cũng như khả năng trực giác của bạn. 
6. Khởi đầu nhỏ, suy nghĩ lớn
Đừng quá lo lắng về nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và sau đó tiến đến những việc làm ngày càng phức tạp hơn. Hãy nghĩ về tương lai, chứ không chỉ là ngày mai. Steve Jobs tiết lộ giấc mơ của ông: “Tôi muốn tạo nên một tiếng vang lớn vào vũ trụ này.” 
7. Cố gắng trở thành người đi đầu trong thị trường
Hãy sở hữu và làm chủ công nghệ đầu tiên trong mọi việc bạn làm. Nếu một công nghệ tốt hơn xuất hiện trên thị trường, hãy sử dụng nó ngay cả khi có thể người khác sẽ không dùng đến chúng. Bạn hãy là người đi đầu và biến nó thành một tiêu chuẩn trong kinh doanh. 
8. Tập trung vào sản phẩm
Người khác đánh giá bạn qua hành động, quá trình làm việc của bạn, cho nên hãy tập trung vào sản phẩm làm ra. Hãy là một hình mẫu chuẩn đi đầu trong chất lượng sản phẩm. Có thể một số người không có thói quen với môi trường luôn đề cao chất lượng tốt. Vậy tại sao bạn không quảng bá tiêu chuẩn đó.
 
Nếu họ không biết đến những sản phẩm của bạn, họ sẽ không mua chúng. Hãy chú ý đến những mẫu sản phẩm. “Chúng ta đã cho ra đời những nút bấm trên màn hình trông hấp dẫn đến nỗi bạn sẽ muốn chạm vào, thưởng thức chúng. Mẫu sản phẩm được thiết kế không chỉ là hình ảnh nó trông giống cái gì mà còn nó sẽ mang lại ấn tượng như thế nào.”  
9. Tham khảo thông tin phản hồi
Hãy tham khảo ý kiến phản hồi từ những người xung quanh có kiến thức nền khác nhau. Mỗi người sẽ cung cấp cho bạn một thông tin hữu dụng. Nếu bạn là người đứng đầu trong doanh nghiệp, đôi khi bạn sẽ không nhận được ý kiến phản hồi trung thực, thẳng thắn từ nhân viên, bởi vì họ sợ bạn.
Trong tình huống này, bạn cần phải giấu thân phận bản thân, hoặc thu thập thông tin phản hồi từ những nguồn khác. Hãy tập trung và những đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn – và trước tiên hãy lắng nghe ý kiến từ khách hàng. 
10. Đổi mới
Đổi mới chính là điểm phân biệt rõ nét giữa một người lãnh đạo và nhân viên. Hãy chọn lấy người tiêu biểu cũng như những người điều hành hàng đầu khác để chia sẻ 50% khối lượng công việc thường ngày của bạn và hãy dành 50% thời gian còn lại của bạn cho nhân viên mới. Đừng nói “không” với cả 1000 công việc, để chắc chắn rằng bạn không đi theo con đường sai lệch. Hãy tập trung thực sự vào những đổi mới, sáng tạo quan trọng.
Hãy tuyển những người thực sự muốn làm thay đổi thế giới bằng những điều tốt đẹp nhất. Bạn cần xây dựng văn hoá theo hướng sản phẩm, ngay cả đối với doanh nghiệp công nghệ. Không ít các công ty có rất nhiều những kỹ sư tài năng và nhân viên tài giỏi nhưng cuối cùng điều họ cần vẫn là sức hút để lôi kéo tất cả những con người này lại cùng nhau làm việc, xây dựng công ty. 
11. Học từ những thất bại
Đôi khi khi bạn tiến hành đổi mới, bạn mắc không ít sai lầm. Tốt nhất hãy thừa nhận chúng sớm nhất có thể và hãy làm quen với việc cải tiến những đổi mới khác của bạn. 
12. Không ngừng học hỏi
Trong cuộc sống, luôn vẫn còn ít nhất một điều gì đó cần phải học. Những ý tưởng kết hợp với đồng nghiệp hay người ngoài công ty. Hãy học hỏi ngay cả từ khách hàng, đối thủ hay cộng sự của bạn.
 
 Theo O.A.P Estate

ý tưởng sản xuất cho thiết bị iPad đã có từ trước khi iPhone được ra mắt.

Theo O.A.P Estate
 
Steve Jobs: Ý tưởng về sản phẩm iPad có trước iPhone
Giám đốc điều hành Steve Jobs - Ảnh: AFP
Giám đốc điều hành của Apple - ông Steve Jobs vừa tiết lộ một bí mật rằng các ý tưởng sản xuất cho thiết bị iPad đã có từ trước khi iPhone được ra mắt.
Theo AP, ý tưởng loại bỏ việc sử dụng bàn phím để chỉ thao tác hoàn toàn trên một màn hình đã được Steve Jobs nghĩ đến từ năm 2000. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Apple đang tập trung sản xuất mẫu điện thoại mới, chính vì thế ông đã đem ý tưởng này áp dụng lên chiếc iPhone "đình đám" hiện nay.
Được biết, chính nhờ sự sáng tạo không ngừng về kiểu dáng và các tính năng, mà các sản phẩm của Apple được trình làng trong thời gian vừa qua đã đem về lợi nhuận khổng lồ cho Apple qua đó giúp hãng này vượt qua được đối thủ Microsoft để trở thành hãng công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay.
Steve Jobs còn cho biết, tại hội nghị dành cho các nhà phát triển phần mềm WWDC được tổ chức vào ngày 7.6 tới tại Mỹ, Steve Jobs sẽ tiết lộ phiên bản iPhone mới cùng nhiều các tính năng độc đáo khác.

 Theo O.A.P Estate

Steve Jobs - Tại sao chúng tôi từ chối Flash

Theo O.A.P Estate
Huyền thoại công nghệ đương đại Steve Jobs vừa chính thức lên tiếng về một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất liên quan đến iPhone trong thời gian qua, tại sao Apple của ông không cho phép Flash của Adobe có mặt trên iPhone, iPod Touch và mới nhất là iPad.
Từ trước đến nay, Adobe và nhiều người hâm mộ vẫn luôn chỉ trích Apple đã “chơi không đẹp” khi không cho phép Flash có mặt trên iPhone, iPod Touch và iPad, mà chủ yếu là vì muốn độc quyền, sợ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong bài trả lời chính thức, Jobs đã thẳng thắn bác bỏ những cáo buộc đó, và cho biết những lý do chính khiến Apple không hỗ trợ Flash trên các thiết bị di động của mình qua 6 luận điểm sau:
Thứ nhất, Flash là một công nghệ độc quyền của Adobe, không phải là một chuẩn “mở” như HTML5, CSS và JavaScript. Mặc dù iPhone và HĐH iPhone OS cũng là sản phẩm độc quyền của Apple, nhưng Apple luôn ủng hộ các chuẩn web mở, nơi mà mọi người có thể cùng nhau phát triển và sử dụng mà không cần phải lệ thuộc vào bất cứ công nghệ độc quyền nào.
Thứ hai, mặc dù Flash là công nghệ phổ biến trên internet, nhưng ngày càng có nhiều các website cung cấp video nổi tiếng như Youtube, Vimeo, Netflix, Facebook, ABC, CBS, CNN, MSNBC … hỗ trợ chuẩn H.264 có thể xem trực tiếp trên iPhone và các thiết bị tương tự.
Bên cạnh đó, mặc dù iPhone không thể chơi những Flash games trên web, nhưng kho ứng dụng App Store khổng lồ có đến hơn 50.000 game, với một phần lớn trong số đó là miễn phí. Lại thêm một lý do để iPhone “không cần” Flash.
Thứ ba, Flash có nhiều vấn đề về bảo mật và độ ổn định. Đã có những lo ngại về việc những lỗ hổng của Flash có thể tạo kẽ hở cho tin tặc, và Flash cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các máy Mac của Apple bị treo. Ngoài ra, mặc dù “hứa hẹn” đã nhiều, nhưng cho đến giờ phút này, Adobe vẫn chưa thể cung cấp một phiên bản di động thực sự hiệu quả của Flash dành cho các thiết bị di động.
Thứ tư, Flash “ngốn” quá nhiều năng lượng để chạy, trong khi hiện nay pin vẫn là yếu điểm của hầu hết các thiết bị di động.
Thứ năm, Flash ban đầu được thiết kế cho máy tính và các thiết bị sử dụng chuột, với nhiều website sử dụng Flash tương tác với người dùng qua các thao tác “rê chuột” trên những thanh menu Flash. Điều này hoàn toàn không thể áp dụng đối với iPhone và các thiết bị tương tự sử dụng giao diện cảm ứng, vốn không tồn tại khái niệm “rê chuột” như trên máy tính.
Thứ sáu, và quan trọng nhất, Adobe muốn sử dụng Flash không chỉ như một plugin của web, mà còn như một công cụ để phát triển ứng dụng cho iPhone. Điều này Apple không bao giờ chấp nhận, vì kinh nghiệm “đau thương” trong quá khứ đã cho thấy không thể lệ thuộc vào một bên thứ ba trong việc phát triển phần mềm của mình.
Adobe đã nhiều lần lỗi hẹn trong việc hỗ trợ HĐH Mac OS X một cách đầy đủ, và tỏ ra ưu ái HĐH Windows phổ biến hơn. Apple quyết không để điều tương tự xày ra một lần nữa, khi họ đang chiếm thế thượng phong trong thị trường thiết bị di động.
Có thể những luận  điểm của Steve Jobs chưa thể làm hài lòng Adobe và những fan hâm mộ, nhưng với sự bày tỏ quan điểm thẳng thắn và rõ ràng như trên, xem ra triển vọng có mặt của Flash trên iPhone, iPod Touch và iPad ngày càng mờ mịt. Và có lẽ, những ai muốn có Flash trên thiết bị di động, sẽ phải hướng sự lựa chọn về Android, Windows và các HĐH khác.
 
Theo O.A.P Estate

Steve Jobs nghĩ đến cái chết để sống có ích hơn

Theo O.A.P Estate
 “Tự nhủ rằng mình sẽ chết sớm là công cụ quan trọng nhất giúp tôi có được các lựa chọn lớn trong cuộc đời”, Steve Jobs, CEO hãng điện tử Mỹ Apple.

Bài phát biểu dài khoảng 4 trang A4 tại lễ trao học vị tại đại học Stanford năm 2005 của CEO Apple, ông Steve Jobs đã trở thành kim chỉ nam đối với nhiều thế hệ sinh viên Mỹ sau này. Bài phát biểu này thu hút không chỉ bởi người nói là CEO hãng điện tử nổi tiếng thế giới với các sản phẩm được vô số người dùng mong đợi như iPhone, iPod, iPad… mà còn bởi sự truyền cảm của ba câu chuyện của cuộc đời Steve Jobs rất chân thành và sâu sắc. Câu chuyện thứ nhất là về sự kết nối các dấu chấm hết. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát. Câu chuyện thứ ba mà ông Steve Jobs nói về mình là cảm giác của ông đứng trước ranh giới mong manh của sự sống và cái chết.






"Tin về cái chết của tôi là hoàn toàn bịa đặt", Steve Jobs phát biểu tại một lễ ra mắt sản phẩm mới của Apple. Năm 2008, cổ phiếu Apple từng bị phen điêu đứng vì tin đồn Steve Jobs chết
Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết

Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc được một câu trích dẫn đại loại là: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình, một ngày nào đó, chắc chắn nó sẽ đúng như vậy”.


Tôi rất ấn tượng với câu nói này và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, mỗi buổi sáng tôi nhìn vào gương và tự hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, tôi có muốn làm những điều mà mình định làm hôm nay không?”
Và bất kỳ khi nào câu trả lời là “Không” trong quá nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi cần phải thay đổi thứ gì đó.


Tự nhủ rằng mình sẽ chết sớm là công cụ quan trọng nhất giúp tôi có được các lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi hầu hết mọi thứ - mọi kỳ vọng ngoại cảnh, tất cả niềm tự hào, tất cả nỗi sợ hãi thất bại hoặc xấu hổ - chẳng còn là gì khi đối mặt với cái chết, chỉ còn duy nhất cái gì thực sự quan trọng.


Nhớ rằng sẽ chết là cách tốt nhất tôi biết để tránh cạm bẫy nghĩ rằng mình có gì đó để mất. Một khi đã trần trụi, chẳng có lý do gì để không đi theo lời mách bảo của trái tim.


Khoảng một năm trước đây, tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tôi đã đi chụp chiếu lúc bảy giờ ba mươi sáng và nhìn thấy rõ ràng có một khối u trong tuyến tụy.
Tôi thậm chí còn chẳng biết tuyến tụy là gì. Các bác sĩ bảo tôi đây gần như chắc chắn là một loại ung thư không thể chữa được và tôi nên trông đợi được sống thêm quá ba đến sáu tháng. Bác sĩ của tôi khuyên tôi về nhà và thu xếp mọi công việc. Bác sĩ nói như thế có nghĩa là tôi chuẩn bị chờ chết rồi.


Có nghĩa là hãy cố nói với con cái mọi thứ bạn sẽ nói với chúng 10 năm tới chỉ trong vòng có một vài tháng. Điều đó có nghĩa phải đảm bảo mọi thứ được thu xếp để nó trở nên dễ dàng nhất có thể đối với gia đình bạn, hay có nghĩa là hãy nói những lời vĩnh biệt.


Tôi đã sống với chẩn đoán đó suốt cả ngày. Chiều đó, tôi làm sinh thiết – các bác sĩ đưa ống nội soi vào cổ họng tôi, thọc xuống dạ dày, ruột non và dùng kim châm vào tuyến tụy để lấy một ít tế bào từ khối u đó. Vợ tôi ở bên tôi nói rằng khi xem các tế bào dưới kính hiển vi, các bác sĩ đã bật thốt lên vì đó là một dạng ung thư tuyến tụy rất hiếm và có thể chữa trị được bằng phẫu thuật.


Tôi đã phẫu thuật và giờ khỏe mạnh. Đó là lần tôi đối mặt với cái chết sát nút nhất, và tôi hy vọng lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết phải thêm vài thập kỷ nữa.


Có trải qua điều đó, đến nay tôi có thể nói với các bạn một điều chắc chắn hơn rằng khi nào là một cái chết có ích chứ không chỉ là một khái niệm tinh thần: Không ai muốn chết cả. Thậm chí những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để đến đó.


Nhưng cái chết là điểm đến mà tất cả chúng ta đều cùng chia sẻ. Không ai từng thoát khỏi nó, và đó là điều phải diễn ra bởi cái Chết có lẽ là phát minh duy nhất tuyệt vời nhất của cuộc Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ những gì già cỗi để mở đường cho cái mới.



Bây giờ với bạn là trẻ, nhưng một ngày nào đó không quá xa, bạn sẽ dần trở nên già cỗi và bị loại bỏ. Xin lỗi vì tôi đã nói đến một điều quá bi đát nhưng thực sự là như vậy.


Thời gian của các bạn có giới hạn cho nên đừng lãng phí nó bằng cách sống một cuộc sống của ai đó. Đừng để bị rơi vào bẫy của sự giáo điều – tức sống với bằng những kết quả từ suy nghĩ của người khác. Đừng để ý kiến huyên náo của người khác nhấn chìm giọng nói của chính mình. Và quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo trái tim và trực giác của bạn. Bằng cách nào đó chúng đã biết bạn muốn thực sự trở thành như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.


Khi còn trẻ, tôi có dịp tiếp cận với một ấn phẩm tuyệt vời mang tên Cẩm nang toàn bộ thế giới, một trong những cuốn kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Cuốn sách này do Stewart Brand viết với đầy chất thơ. Ông là một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Đó là vào cuối những năm 1960, trước khi có xuất bản bằng máy tính vi tính nên tất cả đều được làm bằng máy chữ, kéo và máy ảnh polaroid. Nó giống như một trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có Google: rất lý tưởng, tràn ngập các công cụ tinh tế và ý tưởng lớn lao.


Stewart và nhóm của ông đã đưa ra một số vấn đề của cuốn Cẩm nang sau khi đã chạy thử vài số, họ đã cho ra một phiên bản cuối cùng. Đó là vào giữa những năm 1970, khi tôi ở lứa tuổi các bạn.


Trên bìa cuối của cuốn Cẩm nang phiên bản cuối cùng có bức hình một con đường nông thôn lúc buổi bình minh, gợi cho bạn cảm giác muốn dấn thân nếu bạn là người ưa mạo hiểm.


Phía dưới bức hình có những từ như sau: “Hãy khao khát. Hãy cứ dại khờ”. Đó cũng là thông điệp tạm biệt khi họ kết thúc cuốn Cẩm nang.


Hãy khao khát.
Hãy cứ dại khờ.

Và tôi luôn luôn ước điều đó cho bản thân.



Bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bắt đầu một khởi đầu mới, tôi mong muốn điều đó đối với các bạn.


Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ.
Cám ơn. Theo O.A.P Estate

Nghệ thuật quan hệ khách hàng của Steve Jobs

Theo O.A.P Estate

- Chuyện gì sẽ xảy ra khi vị CEO quyền năng của một tập đoàn lớn quyết định giao dịch trực tiếp với khách hàng? Không phải khách hàng lớn, mà là những khách hàng thông thường. Chúng ta không có nhiều cơ hội để tìm hiểu về điều này, bởi vì chẳng có vị CEO hay các thành viên ban lãnh đạo cấp cao nào lại muốn "hạ mình" làm các công việc thông thường cả. Tuy nhiên, trong trường hợp của Apple, một trong những tập đoàn lớn nhất nước Mỹ (tính theo giá trị cổ phiếu), vị CEO của họ - Steve Jobs - lại thường xuyên làm như vậy.

Sau đây là một vài ví dụ lấy từ các giao dịch qua email để bạn đọc có thể thấy rằng không hề có kịch bản nào soạn sẵn:

Hỏi: Tôi là thần tượng của Apple TV phiên bản đầu. Thú thực, cá nhân tôi sở hữu tới 2 chiếc, và cũng đã vài lần mua sản phẩm này làm quà tặng trong suốt mấy năm qua. Vì thế mà ngay khi phiên bản mới của Apple TV ra đời, tôi mua ngay một chiếc. Nhìn chung, những chi tiết cập nhật khá thú vị, bởi tôi vẫn luôn truyền dữ liệu từ chiếc Mac mini của mình. Nhưng có một điểm bất tiện là các tiện ích iTunes Extras và iTunes LP đâu rồi? Tôi đã bỏ tiền ra mua nội dung sử dụng các tính năng đó cho hai chiếc Apple TV, vậy mà bây giờ chúng lại không thể sử dụng được ở thiết bị mới. Liệu sắp tới quý công ty có dự định gì để khắc phục điều này hay không?

Trả lời: Sắp có rồi.
Gửi từ iPhone.

Một ví dụ khác:

Hỏi: Trong IOS 4.2 dùng cho iPad, có phải cái nút ở mé ngoài là nút tắt âm chứ không còn là nút khóa màn hình nữa phải không?

Trả lời: Phải.
Gửi từ iPhone.

H: Các anh có kế hoạch thay đổi quyết định đã đưa ra không?

Trả lời: Không.

Đó là những câu hỏi hết sức thông thường, còn các câu trả lời của Jobs chắc chắn không phải do nhân viên marketing nào soạn hộ cả. Nhưng rõ ràng là thông tin đưa ra rất hữu ích, và các tin nhắn gửi đi đều được báo cáo lại. Đó là chưa kể người nhận tin hẳn sẽ hài lòng thế nào khi nhận được câu trả lời.Có lẽ bạn sẽ tò mò không hiểu động cơ của Jobs là gì.

Có thể bạn cho rằng đây chỉ là một chiêu PR được thực hiện quá tốt. Một khách hàng nhắn tin than phiền về những thay đổi trong cách truyền tin của hãng thông tấn AT&T tới iPad, Jobs nhắn lại và yêu cầu người khách hàng này hãy liên lạc với AT&T.

Trong một cuộc trao đổi tin nhắn khác, ông lại nhận xét về một hành động luật pháp hiện tại. Jobs còn tham gia vào một cuộc trao đổi khá gay gắt nhưng thẳng thắn với một sinh viên báo chí. Có lẽ sẽ có người nghĩ rằng bộ phận marketing của Apple cũng có đôi chút "can thiệp" vào các cuộc trao đổi này.

Dĩ nhiên, đây chính là cái làm nên sự khác biệt ở Apple. Chỉ cần nhìn lại cách xử lý tài tình mà hết sức "khác đời" của công ty này với vụ ăng-ten của chiếc iPhone 4 hồi đầu năm nay, chúng ta cũng có thể thấy điều đó được thể hiện ra sao. Chỉ sau một "cú ngoặt" ngoạn mục, chiếc ăng-ten đã không còn bị coi là một rắc rối nữa. Giờ đây thì không còn ai nhắc về vụ việc này nữa.

Dĩ nhiên bạn sẽ hình dung rằng việc làm này của Jobs sẽ càng khiến nhiều người nhắn tin cho ông hơn. Hộp thư của ông chắc hẳn sẽ đầy ắp các câu hỏi, lời than phiền, và đủ thứ nhận xét bình phẩm khác. Có vẻ như đó sẽ là một đống rất lộn xộn, song, với tư cách một nhà lý thuyết trò chơi, tôi lại nghi ngờ điều đó.

Chúng ta cùng xem nhé: Jobs trả lời các email khá cẩn thận, và ông đưa ra những thông tin chưa phổ biến trên thị trường. Ông cũng trả lời những câu hỏi ngắn và đi thẳng vào vấn đề. Nếu bạn muốn tin nhắn của mình gửi tới Jobs được đáp lại, tốt nhất hãy viết thật súc tích và phù hợp. Điều đó có nghĩa là hộp thư của Jobs không phải chứa đầy những email "bỏ đi", mà là những email thực sự, đề cập tới những vấn đề mà có lẽ ông chưa từng nghe đến. Không chỉ có thế, tôi còn cho rằng có người ở Apple làm nhiệm vụ lọc email để tổng hợp dữ liệu về những vấn đề nổi bật, có thể trở thành rắc rối sau này, hoặc những vấn đề đang tác động tới một số ít khách hàng hiện nay của công ty. Chúng có thể là những lời cảnh báo sớm về những vấn đề sắp xảy đến.

Nói một cách đơn giản, đây là một cách thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng tận dụng lợi thế đám đông (crowdsourcing). Trong thời buổi mà lưu lượng thông tin chuyển tới các tập đoàn lớn luôn ồ ạt và ầm ĩ, thì nhu cầu tìm kiếm những thông tin chất lượng và kịp thời càng tăng cao. Đối với một số công ty, một tài khoản Twitter có thể có tác dụng. Còn đối với Apple, thì vị CEO của họ là một phần năng động trong cuộc chơi này.

Theo O.A.P Estate

Steve Jobs sẽ nói “không” với Adobe Flash

Theo O.A.P Estate

  Sự hợp tác của Apple và Adobe dường như chỉ còn tính bằng ngày khi Steve Jobs, CEO của Apple, đang ngay một thể hiện quyết tâm loại bỏ công nghệ Flash của Adobe ra khỏi các sản phẩm iPhone và iPad.

Steve Jobs sẽ nói “không” với Adobe Flash



“Quá nhiều lỗi, quá nặng nề và làm hao tốn rất nhiều năng lượng đặc biệt đối với các sản phẩm cá nhân như iPhone và iPad” Steve nhận xét về công nghệ Flash (công nghệ được coi là phổ biến nhất cho các ứng dụng trên nền tảng Web hiện nay).
 
Dựa trên ba yếu tố mà Apple lấy làm tiêu chí “sự tin cậy, tính bảo mật, hiệu suất”, Steve Jobs đưa ra hàng loạt những lý do khiến ông quyết tâm loại bỏ Flash: quá chậm chạp khi cải tiến những phiên bản mới và quá nặng nề dẫn tới hiệu suất kém.
 
Steve cũng đánh giá Flash là công nghệ nặng tính tư hữu, làm mất đi tính mở của web. Ông còn cho rằng Flash chỉ phù hợp cho máy sử dụng chuột, không phải là màn hình cảm ứng với các ngón tay.
 
Tuy nhiên, với quyết định của mình, Steve bị chỉ trích là quá độc đoán. Nhiều người còn cảnh báo việc loại bỏ Flash sẽ đem đến sự thất bại iPhone và iPad và quyết tâm nói “không” này của Steve Jobs sẽ khiến các sản phẩm của Apple thất bại giống trường hợp của máy tính Mac trước kia vì sự quá khác biệt của Apple.
 
Quan trọng hơn việc không sử dụng Flash, khách hàng của Apple sẽ không thể chơi một số trò chơi, vào một số trang web…  ứng dụng công Flash.
 
Đáp trả những lời chỉ trích và cảnh báo, Steve Jobs tự tin khẳng định: “Với hàng loạt các cửa hàng cung cấp phương tiên nội dung số như iTunes, iBook… Flash sẽ không còn cần thiết cho việc hỗ trợ video và truyền tải nội dung Web nữa”.
 
“Cộng với hơn 200000 ứng dụng trong Apple's App Store, luôn luôn được cải tiến và bổ sung, khách hàng sẽ được đáp ứng mọi ứng nhu cầu về đồ họa, game…theo đúng yêu cầu của mình”, CEO của Apple cho biết thêm.
 
Flash là một nền tảng công nghệ được phát triển chủ yếu tập trung cho các ứng dụng trên nền web. Flash cho phép thêm các hiệu ứng chuyển động (animation/hoạt  hình), audio, video và các tương tác lên các trang web một cách sinh động.
 
Flash đã phát triển qua rất nhiều phiên bản: FutureSplash Animator (1996), Macromedia Flash 1, 2, 3, 4, 5, Macromedia Flash MX (Flash 6), Macromedia Flash MX 2004 (Flash 7), Macromedia Flash 8, Adobe Flash CS3 (Flash 9), Adobe Flash CS4 (Flash 10). 
 
Theo như tiết lộ của Steves Jobs, Apples sẽ dùng ứng dụng HTML 5 để thay thế cho Flash.
Theo O.A.P Estate