Chân dung Steve Jobs - người chèo lái 'đế chế' Apple Tạp chí Fortune vừa vinh danh Steve Jobs, CEO của hãng công nghệ nổi tiếng Apple, vì những ảnh hưởng lớn của ông đến thị trường âm nhạc, phim ảnh và điện thoại di động cũng như ngành công nghiệp máy tính.
Tờ Fortune khẳng định: “Xét về kinh doanh, thập kỷ vừa qua thuộc về Jobs”. Vai trò của Jobs đối với sự sống còn của Apple là không thể phủ nhận. Năm 2000, giá trị thị trường của Apple chỉ là khoảng 5 tỷ USD. Nhưng ngày nay, con số đó đã là 170 tỷ USD. Dưới bàn tay chèo lái thông minh của Steve Jobs, Apple liên tục ghi những dấu ấn mạnh mẽ vào lịch sử phát triển công nghệ của nhân loại với những sản phẩm kinh điển.
Khởi nghiệp từ con số không
Tương tự một số tỷ phú công nghiệp máy tính Mỹ như Bill Gates hoặc Michael Dell, Steve Jobs cũng khởi nghiệp từ tay trắng, bằng ý chí tự lập đáng ngưỡng mộ. Năm 1972, Steve Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh vào ĐH Reed nhưng bỏ học chỉ sau một học kỳ. Năm 1976, Steve Jobs (21 tuổi) cùng Wozniak (26 tuổi) thành lập Apple Computer Co trong gara gia đình mình. Chiếc máy tính đầu tiên họ tung ra là Apple I, bán với giá 666,66 USD. Năm sau, họ tung ra Apple II và thành công vang dội. Tháng 12/1980, Apple trở thành công ty được niêm yết tại thị trường chứng khoán.
Steve Jobs khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. |
Trong cùng năm, Steve Jobs tung ra Apple III. Năm 1983, để trở thành doanh nghiệp chuyên nghiệp hóa toàn diện, Steve Jobs mời John Sculley (một nhà điều hành từ Pepsi-Cola) làm CEO cho Apple, với lời thuyết phục: “Anh muốn bỏ phần còn lại cuộc đời mình để bán nước pha đường hay anh muốn có cơ hội thay đổi thế giới?”. Năm 1984, Steve Jobs tung ra dòng sản phẩm Macintosh (Mac), tạo bước đệm ngoạn mục cho dòng máy tính để bàn và thống trị cuộc cách mạng đột phá cho máy tính văn phòng. Bị chỉ trích vì tính khí thất thường, năm 1985, Steve Jobs bị tước quyền điều hành Apple dù duy trì vị trí chủ tịch.
Rời Apple, Steve Jobs thành lập NeXT Computer. Và rồi năm 1997, Apple mua NeXT với giá 402 triệu USD và đưa Steve Jobs trở về vị trí lãnh đạo Apple. Jobs quay trở lại với “Quả táo” đã tạo nên cơn sốt lớn trên thị trường, nhanh chóng đưa Apple sánh vai với các đối thủ, như Dell, Hewlett-Packard. Nhờ tài “cầm quân” của Steve Jobs, Apple phát triển mạnh mẽ, liên tục vươn tới những “lãnh địa” vốn không phải là thế mạnh của họ với những phát minh độc đáo. Apple đã tạo ra nhiều bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp máy tính và cả những lĩnh vực khác.
Ít người biết rằng Steve Jobs, trong thời gian dài, làm CEO cho Apple với mức lương một USD một năm (được nêu trong sách kỷ lục Guinness là “Tổng giám đốc điều hành được trả lương thấp nhất thế giới”).
Jim Collins, một cố vấn quản lý nhân lực nổi tiếng của Mỹ, từng gọi Steve Jobs là “Beethoven của thương trường”. Jobs đã làm nên điều tuyệt diệu khi đồng sáng lập tập đoàn Apple và đến bây giờ, “Quả táo” đã trở thành “đế chế” hùng mạnh trong hành tinh số, từ ngành công nghiệp sản xuất chip, đĩa cứng, đĩa CD và cho đến phần mềm. Apple đã nhanh chóng tạo được thương hiệu trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, theo Collins, Jobs đã thay đổi cuộc chơi của nhiều ngành công nghiệp.
Được nhìn nhận như một huyền thoại trong làng doanh nhân toàn cầu không thua mấy so với Bill Gates, Steve Jobs trở thành đề tài của nhiều quyển sách, từ The Little Kingdom của Michael Moritz; Steve Jobs: The Journey Is the Reward của Jeffrey S. Young; The Second Coming of Steve Jobs của Alan Deutschman cho đến iCon: Steve Jobs của Jeffrey S. Young và William L. Simon.
Về tính cách, Steve Jobs được xem là một ông chủ cực kỳ khó tính. Nhân viên thường bị Steve Jobs mắng xối xả khi không hoàn thành nhiệm vụ. Steve Jobs còn là người cầu toàn. Ông hiếm khi đồng ý một ý tưởng lần đầu được nhân viên đệ trình. Tuy nhiên, chẳng ai không thừa nhận Steve Jobs là một trong những tài năng kiệt xuất của thế hệ doanh nhân ngày nay.
Được nhìn nhận như một huyền thoại trong làng doanh nhân toàn cầu không thua mấy so với Bill Gates, Steve Jobs trở thành đề tài của nhiều quyển sách, từ The Little Kingdom của Michael Moritz; Steve Jobs: The Journey Is the Reward của Jeffrey S. Young; The Second Coming of Steve Jobs của Alan Deutschman cho đến iCon: Steve Jobs của Jeffrey S. Young và William L. Simon.
Về tính cách, Steve Jobs được xem là một ông chủ cực kỳ khó tính. Nhân viên thường bị Steve Jobs mắng xối xả khi không hoàn thành nhiệm vụ. Steve Jobs còn là người cầu toàn. Ông hiếm khi đồng ý một ý tưởng lần đầu được nhân viên đệ trình. Tuy nhiên, chẳng ai không thừa nhận Steve Jobs là một trong những tài năng kiệt xuất của thế hệ doanh nhân ngày nay.
‘Ông vua tiếp thị’
Jobs được xem là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tài diễn thuyết xuất sắc nhất hiện nay. Theo Jobs, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là người phát ngôn cho nhãn hiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Ông đã không ít lần tạo ra cơn sốt thu hút của giới trẻ với các công nghệ tiên tiến. Buổi trình diễn về iPhone là một ví dụ:
“Trở về nhà sau một trận chơi golf tuyệt diệu, cháu tôi có vẻ rất sốt ruột, thậm chí còn quan tâm tới lời mời ăn tối của tôi. Cậu ta còn đang là một học sinh trung học, bởi vậy tôi cho rằng cháu đang có cuộc hẹn gấp với bạn bè. Nhưng tôi chỉ đúng có một phần thôi. Cậu ta hẹn với bạn bè ra ngoài xếp hàng mua iPhone!”, Steve Jobs vào đề.
Người được mệnh danh là “ông vua tiếp thị” này chia sẻ: “Nếu bạn tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ làm thay đổi thế giới, hãy nói ra điều đó. Hãy làm cho nội dung trình bày thật thú vị”. Trong lễ ra mắt iPhone, Jobs đã dùng rất nhiều tính từ để miêu tả sản phẩm mới này, ví dụ như “dấu ấn quan trọng”, “có tính chất cách mạng” hay “tuyệt vời”.
Theo Jobs, nhiều người diễn thuyết thường hay sợ bị cho là tự đề cao sản phẩm của mình, kết quả là họ đi ngược lại và làm cho bài phát biểu trở nên nhàm chán. Nếu bạn là người tâm huyết với sản phẩm, dịch vụ, hãy cho người nghe biết điều đó. Hãy cho phép mình được phép thả lỏng thoải mái, nói bông đùa vài câu và thể hiện hết lòng nhiệt huyết của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét