Theo chuyên gia phân tích Rob Enderle thì cái mà ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang cần vào lúc này không phải là nguồn cứu trợ từ chính phủ mà chính là phong cách lãnh đạo theo kiểu công nghệ. Hãy thử lấy ví dụ về Steve Jobs, điều gì sẽ xảy ra nếu ông là CEO của GM?
Chứng kiến cảnh ngành công nghiệp ô tô hàng đầu đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác cho đến khi nó gần như bị phá sản là điều chắc chắn đau lòng cho những người "yêu" xe và đương nhiên cho những ai là người ... Mỹ. Nếu ai đang đi tìm mua một chiếc xe hơi cho cá nhân vào thời điểm hiện tại chắc hẳn bạn không thể tìm cho mình một chiếc thực sự đáng đồng tiền của GM hay Ford vào thời điểm hiện tại. Điều này trái ngược hẳn với tình hình các công ty xe hơi đến từ Nhật và Hàn Quốc.
Minh chứng cho điều này có thể kể đến ví dụ về việc GM có ý định cho ra đời mẫu xe điện tử Impact (hình) để rồi đổi thành chiếc Chevrolet Volt chán ngấy và rất có thể GM không còn khả năng để xuất xưởng model này.
Hãy xem những mô hình thành công mà CEO của HP và Apple đã chứng tỏ có thể được áp dụng thực tế và thích hợp với ngành công nghiệp ô tô như thế nào?
Nếu Steve Jobs điều hành GM?
Steve Jobs đã cắt giảm tối đa cơ cấu lãnh đạo cồng kềnh và chỉ để lại những người mà ông thực sự tin cậy và một hệ thống đơn giản sao cho ông có thể thực sự quản lý được. Apple ngày mà Steve tiếp quản chỉ là một công ty bên bờ vực sụp đổ với thị trường một con số. Sản phẩm của Apple đắt hơn nhiều so với của đối thủ, HĐH Mac thì quá cũ kĩ phải đối mặt với Windows rẻ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng.
Tiếp theo chắc chắn Steve sẽ tiến hành các chiến dịch marketing để xây dựng nhu cầu và nhận diện đối với các sản phẩm mới của công ty, và sau đó cho ra đời một ý tưởng dạng iPod. Tất nhiên, iPod cũng đã là một sơ hội có phần may mắn. Tất cả những điều này đã đem lại sự bảo đảm tương đối cho tương lai của Apple.
Nếu Steve là CEO của GM, ông sẽ đồng loạt cắt giảm các bộ phận có chức năng trùng lặp. Khi đó nhãn hiêu GM sẽ chỉ đơn thuần là các dòng xe thương mại và Chevrolet cũng như Cadillac sẽ là đại diện cho các dòng sản phẩm cao cấp và sang trọng. Trong mỗi bộ phận kinh doanh này sẽ tồn tại tối thiểu các model khác nhau và sẽ không có các dóng xe trùng thị trường tiêu thụ giữa 3 bộ phận. Mỗi sản phẩm sẽ hướng vào một thị trường hẹp và nếu nó cạnh tranh nổi trong thị trường này ông sẽ sa thải người lãnh đạo.
Trước khi mỗi dòng sản phẩm mới được ra măt, Steve chắc chắn sẽ tung ra cả tá chiến dịch marketing để tống khứ từng sản phẩm hiện có còn nằm trong kho, trước khi ông tìm cách xử lí chúng như hàng tồn đọng.
Là người nổi tiếng quá khắt khe với Công đoàn, chắc chắn nhiều biện pháp mạnh sẽ được áp dụng để đàm phán với đại diện của nghiệp đoàn như dọa phá sản, thuê ngoài... để Steve có thể đạt được các thỏa thuận có lợi và làm cho công ty có tính cạnh tranh cao hơn. Và nếu phải thực hiện việc chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài thì ông sẽ chọn Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ấn Độ để cắt giảm chi phí và đối phó với cạnh tranh ngày càng tăng đến từ các quốc gia này.
Đồng thời, Steve cũng sẽ áp dụng những chính sách chủ động đối với các hệ thống phân phối xe hơi và tập trung vào các chỉ số đánh giá chất lượng bán hàng đối với mỗi nhân viên kinh doanh.
Rõ ràng đối với những chính sách này thì số lượng xe sẽ giảm đi nhưng chúng sẽ dược bán với mức giá tương đối cao hơn vì được đầu tư sản xuất tốt hơn. Sau cùng GM mà ông tiếp quản sẽ có qui mô nhỏ hơn rất nhiều tuy nhiên nó sẽ có cơ hội sinh lợi nhuận cao và những nhãn hiệu của GM sẽ được người tiêu dùng yêu thích hơn.
Rất có thể lúc đó chúng ta nên nghĩ đến cơ hội sở hữu chiếc xe iCar này.
Nếu Mark Hurd điều hành Ford?
Điều đầu tiên mà Mark làm sẽ là sa thải toàn bộ những người đứng đầu các đơn vị kinh doanh không hiệu quả và thay thế họ bằng đội ngũ lãnh đạo tham vọng hơn. Ông sẽ trao cho mỗi người đứng đầu này một sứ mạng là lật ngược tình thế bằng những chỉ số đo lường thách thức. Bất kì đơn vị nào ông cảm thấy không có khả năng có lãi sẽ lập tức bị cắt bỏ. Cũng giống như Steve Jobs, Mark sẽ không ngần ngại cắt bỏ những bộ phận trùng lặp và dẫm chân nhau. Tuy nhiên, cách làm của Mark thường là đề nghị hơn là ra mệnh lệnh tuyệt đối.
Ông sẽ hỗ trợ cá nhân từng người quản lý và thúc đẩy họ tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn. Ông sẽ hành động thân thiện với công đoàn. Ông thậm chí sẽ có kế hoạch mua lại GM hay Chrysler để củng cố vị trí của Ford.
Với Mark, ta sẽ thấy mỗi đơn vị kinh doanh của công ty đều có thêm động lực để phát triển công ty chứ không phải để co cụm lại. Nếu chỉ nghe qua số lượng nhân viên mà HP sa thải bạn sẽ có cảm tưởng Mark cắt giảm chi phí và thu nhỏ hoạt động. Tuy nhiên, trái với dự đoán việc sa thải nhân viên là nhằm tạo khoảng trống để các đơn vị phòng ban có khả năng lên kế hoạch phát triển mới.
Với Ford ông sẽ tập trung vào cơ cấu lại hạ tầng công ty làm cho nó có khả năng linh động đồng thời cơ cấu tập trung để các dịch vụ tiện ích của công ty có thể phát huy một cách hiệu quả về mặt kinh tế tới tất cả các đơn vị. Với marketing ông sẽ hoàn toàn ủy nhiệm cho người khác, rất có thể ông sẽ thuê vài tài năng marketing đã từng làm tại Apple để họ làm marketing.
Lúc này chắc chắn sản phẩm (xe Ford) sẽ được cải thiện đáng kể vì chúng được sản xuất sao cho phải đáp ứng các mục tiêu tài chính của công ty. Mark sẽ tiến hành xây dựng cá maẫu xe Ford sử dụng công nghệ xanh...
Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Ford sẽ lật ngược tình thế và trở vị trí công ty xe hơi hàng đầu trong vòng 5 năm nếu Mark Hurd làm CEO.
Jobs + Hurd?
Kết luận là cách làm của Job có thể biến GM thành một thương hiệu tương tự Porsche còn Hurd biến Ford trở thành một GM thành công hơn. Lý tưởng nhất là Mark Hurd sẽ là CEO của 1 trong hai công ty này và có rất nhiều Steve Jobs là những người đứng đầu các đơn vị kinh doanh và sản xuất.
Theo O.A.P Estate
Chứng kiến cảnh ngành công nghiệp ô tô hàng đầu đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác cho đến khi nó gần như bị phá sản là điều chắc chắn đau lòng cho những người "yêu" xe và đương nhiên cho những ai là người ... Mỹ. Nếu ai đang đi tìm mua một chiếc xe hơi cho cá nhân vào thời điểm hiện tại chắc hẳn bạn không thể tìm cho mình một chiếc thực sự đáng đồng tiền của GM hay Ford vào thời điểm hiện tại. Điều này trái ngược hẳn với tình hình các công ty xe hơi đến từ Nhật và Hàn Quốc.
Minh chứng cho điều này có thể kể đến ví dụ về việc GM có ý định cho ra đời mẫu xe điện tử Impact (hình) để rồi đổi thành chiếc Chevrolet Volt chán ngấy và rất có thể GM không còn khả năng để xuất xưởng model này.
Hãy xem những mô hình thành công mà CEO của HP và Apple đã chứng tỏ có thể được áp dụng thực tế và thích hợp với ngành công nghiệp ô tô như thế nào?
Nếu Steve Jobs điều hành GM?
Steve Jobs đã cắt giảm tối đa cơ cấu lãnh đạo cồng kềnh và chỉ để lại những người mà ông thực sự tin cậy và một hệ thống đơn giản sao cho ông có thể thực sự quản lý được. Apple ngày mà Steve tiếp quản chỉ là một công ty bên bờ vực sụp đổ với thị trường một con số. Sản phẩm của Apple đắt hơn nhiều so với của đối thủ, HĐH Mac thì quá cũ kĩ phải đối mặt với Windows rẻ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng.
Tiếp theo chắc chắn Steve sẽ tiến hành các chiến dịch marketing để xây dựng nhu cầu và nhận diện đối với các sản phẩm mới của công ty, và sau đó cho ra đời một ý tưởng dạng iPod. Tất nhiên, iPod cũng đã là một sơ hội có phần may mắn. Tất cả những điều này đã đem lại sự bảo đảm tương đối cho tương lai của Apple.
Nếu Steve là CEO của GM, ông sẽ đồng loạt cắt giảm các bộ phận có chức năng trùng lặp. Khi đó nhãn hiêu GM sẽ chỉ đơn thuần là các dòng xe thương mại và Chevrolet cũng như Cadillac sẽ là đại diện cho các dòng sản phẩm cao cấp và sang trọng. Trong mỗi bộ phận kinh doanh này sẽ tồn tại tối thiểu các model khác nhau và sẽ không có các dóng xe trùng thị trường tiêu thụ giữa 3 bộ phận. Mỗi sản phẩm sẽ hướng vào một thị trường hẹp và nếu nó cạnh tranh nổi trong thị trường này ông sẽ sa thải người lãnh đạo.
Trước khi mỗi dòng sản phẩm mới được ra măt, Steve chắc chắn sẽ tung ra cả tá chiến dịch marketing để tống khứ từng sản phẩm hiện có còn nằm trong kho, trước khi ông tìm cách xử lí chúng như hàng tồn đọng.
Là người nổi tiếng quá khắt khe với Công đoàn, chắc chắn nhiều biện pháp mạnh sẽ được áp dụng để đàm phán với đại diện của nghiệp đoàn như dọa phá sản, thuê ngoài... để Steve có thể đạt được các thỏa thuận có lợi và làm cho công ty có tính cạnh tranh cao hơn. Và nếu phải thực hiện việc chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài thì ông sẽ chọn Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ấn Độ để cắt giảm chi phí và đối phó với cạnh tranh ngày càng tăng đến từ các quốc gia này.
Đồng thời, Steve cũng sẽ áp dụng những chính sách chủ động đối với các hệ thống phân phối xe hơi và tập trung vào các chỉ số đánh giá chất lượng bán hàng đối với mỗi nhân viên kinh doanh.
Rõ ràng đối với những chính sách này thì số lượng xe sẽ giảm đi nhưng chúng sẽ dược bán với mức giá tương đối cao hơn vì được đầu tư sản xuất tốt hơn. Sau cùng GM mà ông tiếp quản sẽ có qui mô nhỏ hơn rất nhiều tuy nhiên nó sẽ có cơ hội sinh lợi nhuận cao và những nhãn hiệu của GM sẽ được người tiêu dùng yêu thích hơn.
Rất có thể lúc đó chúng ta nên nghĩ đến cơ hội sở hữu chiếc xe iCar này.
Nếu Mark Hurd điều hành Ford?
Điều đầu tiên mà Mark làm sẽ là sa thải toàn bộ những người đứng đầu các đơn vị kinh doanh không hiệu quả và thay thế họ bằng đội ngũ lãnh đạo tham vọng hơn. Ông sẽ trao cho mỗi người đứng đầu này một sứ mạng là lật ngược tình thế bằng những chỉ số đo lường thách thức. Bất kì đơn vị nào ông cảm thấy không có khả năng có lãi sẽ lập tức bị cắt bỏ. Cũng giống như Steve Jobs, Mark sẽ không ngần ngại cắt bỏ những bộ phận trùng lặp và dẫm chân nhau. Tuy nhiên, cách làm của Mark thường là đề nghị hơn là ra mệnh lệnh tuyệt đối.
Ông sẽ hỗ trợ cá nhân từng người quản lý và thúc đẩy họ tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn. Ông sẽ hành động thân thiện với công đoàn. Ông thậm chí sẽ có kế hoạch mua lại GM hay Chrysler để củng cố vị trí của Ford.
Với Mark, ta sẽ thấy mỗi đơn vị kinh doanh của công ty đều có thêm động lực để phát triển công ty chứ không phải để co cụm lại. Nếu chỉ nghe qua số lượng nhân viên mà HP sa thải bạn sẽ có cảm tưởng Mark cắt giảm chi phí và thu nhỏ hoạt động. Tuy nhiên, trái với dự đoán việc sa thải nhân viên là nhằm tạo khoảng trống để các đơn vị phòng ban có khả năng lên kế hoạch phát triển mới.
Với Ford ông sẽ tập trung vào cơ cấu lại hạ tầng công ty làm cho nó có khả năng linh động đồng thời cơ cấu tập trung để các dịch vụ tiện ích của công ty có thể phát huy một cách hiệu quả về mặt kinh tế tới tất cả các đơn vị. Với marketing ông sẽ hoàn toàn ủy nhiệm cho người khác, rất có thể ông sẽ thuê vài tài năng marketing đã từng làm tại Apple để họ làm marketing.
Lúc này chắc chắn sản phẩm (xe Ford) sẽ được cải thiện đáng kể vì chúng được sản xuất sao cho phải đáp ứng các mục tiêu tài chính của công ty. Mark sẽ tiến hành xây dựng cá maẫu xe Ford sử dụng công nghệ xanh...
Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Ford sẽ lật ngược tình thế và trở vị trí công ty xe hơi hàng đầu trong vòng 5 năm nếu Mark Hurd làm CEO.
Jobs + Hurd?
Kết luận là cách làm của Job có thể biến GM thành một thương hiệu tương tự Porsche còn Hurd biến Ford trở thành một GM thành công hơn. Lý tưởng nhất là Mark Hurd sẽ là CEO của 1 trong hai công ty này và có rất nhiều Steve Jobs là những người đứng đầu các đơn vị kinh doanh và sản xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét