O.A.P Estate
Để đại diện cho 6,8 tỷ người trên thế giới, tạp chí Forbes năm nay đã bầu chọn 68 nhân vật quyền lực nhất, với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là người đứng đầu danh sách.>> Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào “là người quyền lực nhất thế giới”
Dưới đây là 10 nhân vật quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.
1. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, 67 tuổi
Ông được tạp chí Forbes đánh giá là nhà lãnh đạo chính trị tối cao của đất nước đông dân nhất hành tinh, với hơn 1,3 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới. Ngoài ra, ông còn là nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chủ nợ lớn nhất thế giới, đội quân lớn nhất thế giới (xét về số lượng).
2. Tổng thống Mỹ Barack Obama, 49 tuổi
Tổng thống Mỹ Barack Obama năm nay đã phải “nhường” vị trí đầu bảng của mình vào năm ngoái cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Mới đây, đảng Dân chủ của ông gánh chịu thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đánh mất Hạ viện vào tay đảng Cộng hòa và chỉ chiếm đa số cần thiết tại Thượng viện. Quyền lực của ông theo danh sách của Forbes bị giảm sau 2 năm ông áp dụng những cải cách sâu rộng của mình. Và ông chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện tiếp chương trình nghị sự đã định trong 2 năm tới.
- Quốc vương Ả rập Abdullah bin Abdul Aziz al-Saud, 86 tuổi
Ông là nhà cầm quyền tối cao của vương quốc sa mạc, với những mỏ dầu thô có trữ lượng lớn nhất thế giới, 2 vùng đất thiêng nhất đạo Hồi. Công ty sản xuất dầu lửa nhà nước Saudi Aramco sở hữu trữ lượng dầu 266 tỷ thùng, hay 1/5 lượng dầu lửa cung cấp của cả hành tinh (trị giá 22 ngàn tỷ USD theo giá hiện tại). Ông là người đã dần dần thúc đẩy những cải cách xã hội và luật pháp trong vương quốc của mình, trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các thể chế tôn giáo rất bảo thủ.
- Thủ tướng Nga Putin, 58 tuổi
Trong bảng xếp hạng của Forbes, Thủ tướng Putin vẫn là người quyền lực hơn Tổng thống Medvedev (được xếp thứ 12), người mà ông Putin đã chọn kế nhiệm sau khi rời điện Kremlin. Cựu điệp viên KGB là Thủ tướng của đất nước chiếm 1/9 diện tích đất của trái đất, với nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.
- Giáo hoàng Benedict XVI, 83 tuổi
Ông là nhà lãnh đạo tinh thần tối cao của 1,1 tỷ con chiên, hay 1/6 dân số thế giới. Ông được bầu làm giáo hoàng ở tuổi 78, người cao tuổi nhất được bầu làm giáo hoàng kể từ giáo hoàng Clement XII (1730-40) và là người Đức thứ 9 làm giáo hoàng.
- Thủ tướng Đức Angela Merkel, 56 tuổi
Bà là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, Thủ tướng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nổi tiếng là “quán quân” của thị trường tự do, ủng hộ các doanh nghiệp lớn. Song bà cũng tự hào với 9 công ty nhà nước với doanh thu mỗi năm vượt quá 70 tỷ USD. Tổng cộng có 57 công ty của Đức trong bảng xếp hạng 2000 công ty nhà nước lớn nhất của Forbes, với tổng doanh thu là 1,7 nghìn tỷ USD.
- Thủ tướng Anh David Cameron, 44 tuổi
Ông là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong 198 năm. David Cameron còn được xem là thế hệ thứ hai của Margaret Thatcher, bởi ông có sự quyết đoán của “Bà đầm thép” trong việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, do là lãnh đạo của một chính phủ liên minh, nên ông khó bề đánh bại được những chia rẽ như “Bà đầm thép”.
- Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke, 56 tuổi
Nhà kinh tế Ben Bernanke được tổng thống George W. Bush bổ nhiệm vào tháng 10/2005 và từng giữ chức Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế cho tổng thống George W. Bush. Ông kế nhiệm Alan Greenspan ngày 1/2/2006 và được tổng thống Barack Obama tái bổ nhiệm nhiệm kỳ 2 bắt đầu từ 1/2/2010.
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke là người giúp lèo lái nước Mỹ đi qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái. Ông đã được tạp chí danh tiếng Time bình chọn là Nhân vật của năm 2009. Theo tạp chí này, không có ông Bernanke, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ còn tồi tệ hơn nhiều.
- Chủ tịch đảng Quốc đại Ấn Độ Sonia Gandhi, 63 tuổi
Mặc dù sinh ở Italia, theo đạo Thiên chúa, bà Gandhi lại có ảnh hưởng lớn lao đối với 1,2 tỷ dân Ấn Độ. Gần đây bà đã phá kỷ lục khi lần thứ tư được bầu là chủ tịch Đảng Quốc đại cầm quyền, củng cố thêm vị trí là người thừa kế thực sự của triều đại chính trị Nehru-Gandhi.
- Chủ tịch Microsoft Bill Gates
Với 57 tỷ USD trong tay, Bill Gates hiện không còn là người giàu nhất thế giới nữa, do ông đã đóng góp gần 30 tỷ USD của mình cho công tác từ thiện. Quỹ từ thiện có ảnh hưởng nhất thế giới của ông Bill & Melinda Gates Foundation đã giúp chống lại căn bệnh AIDS, bệnh lao, bại liệt và hỗ trợ phát triển mùa màng để chống đói nghèo.
O.A.P Estate
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét