Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Apple kêu gọi từ bỏ cơ chế chống sao chép âm nhạc

Theo O.A.P Estate
Apple keu goi tu bo co che chong sao chep am nhac
Chủ tịch điều hành Apple Steve Jobs
Chủ tịch điều hành Apple Steve Jobs hôm qua (6/2) đã lên tiếng kêu gọi Universal Music Group, Sony BMG Music Entertainment, EMI Group và Warner Music Group từ bỏ việc sử dụng phần mềm chống sao chép trong kinh doanh âm nhạc trực tuyến.

Trong lĩnh vực âm nhạc những phần mềm như thế thường được biết đến bằng tên gọi quyền quản lý kỹ thuật số (DRM).

Giải thích về động thái chủ tịch Jobs đã viện dẫn đến con số thống kê cho biết hiện có tới 90% khối lượng âm nhạc được bán ra trên các chủng loại đĩa quang như CD hay DVD đều không có DRM. Con số âm nhạc được bán ra có tích hợp hệ thống DRM chỉ chiếm một lượng rất nhỏ.

Nói một cách đơn giản hơn là hiện ngành công nghiệp âm nhạc thế giới không thu được một chút lợi nhuận nào từ việc áp dụng DRM.

Trong một bài phát biểu được đăng tải trên trang web chính thức của Apple, chủ tịch Jobs tuyên bố: "Việc gỡ bỏ DRM sẽ thu hút được một lượng rất lớn các công ty mới đầu tư vào kinh doanh âm nhạc. Không ít hãng âm nhạc hiện nay xem việc loại bỏ DRM là một điều nên làm."

Thời gian qua Apple đang "phải sống" dưới áp lực phải mở cửa iTune của Liên minh Châu Âu (EU) bởi hiện nay những sản phẩm âm nhạc bán trên iTunes chỉ tương thích duy nhất với iPod. EU đe doạ nếu Apple không thực hiện theo đúng yêu cầu hãng này sẽ phải ra toà đối chất. Nhưng không chỉ có EU mà cũng đã có không ít khách hàng lên tiếng phàn nàn về "phương pháp kinh doanh" đó của Apple.

Phản ứng lại "áp lực" của EU, chủ tịch Jobs thẳng thừng tuyên bố: "Những ai không hài lòng với phương thức kinh doanh thì thay vì chĩa mũi dùi vào Apple thì hãy quay sang thuyết phục các hãng thu âm bán ra những sản phẩm âm nhạc không tích hợp DRM."

Apple iTunes Music Store hiện đang là cửa hàng kinh doanh âm nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới với cơ sỡ dữ liệu vào khoảng 2 tỉ bài hát. Có thể nói iTunes chiếm tới 70% thị phần âm nhạc số tại Mỹ.

Mọi sản phẩm âm nhạc trên iTunes đều được bảo vệ bằng cơ chế DRM FairPlay nhằm ngăn chặn không cho phép người dùng tạo ra quá nhiều các bản sao chép của cùng một bài hát mà họ đã mua trên iTunes. Hơn nữa cơ chế này còn giới hạn chỉ cho phép sản phẩm âm nhạc được vận hành duy nhất trên iPod.

Chuyên gia phân tích Mike McGuire của hãng phân tích Gartner ủng hộ "sáng kiến" mới của vị chủ tịch Apple và cho rằng khi mà người được hưởng lợi nhiều nhất từ cơ chế DRM đã lên tiếng kêu gọi loại bỏ nó thì có lẽ ngành công nghiệp âm nhạc cũng nên cân nhắc xem xét.

Trong khi đó, một số chuyên gia nghiên cứu khác thì cho rằng "sáng kiến" của chủ tịch Jobs chỉ là một giải pháp nhằm chuyển hướng "mũi dùi của Châu Âu" sang một hướng khác.

Lãnh đạo của các hãng thu âm lại lên tiếng bác bỏ lời kêu gọi của chủ tịch Jobs và tuyên bố họ sẽ không xem xét đến việc bán âm nhạc mà không được bảo vệ trong thời điểm này.

"Làm sao mà chúng tôi có thể kinh doanh nội dung kỹ thuật số mà không có giải pháp bảo vệ quyền sở hữu. Tôi dám chắc ngành công nghiệp truyền hình và phim cũng đồng ý với quan điểm của tôi," lãnh đạo một hãng thu âm khẳng định.

Nhưng không chỉ có Apple mà cũng đã có không ít các hãng âm nhạc đều đã lên tiếng kêu gọi ngành công nghiệp âm nhạc thế giới từ bỏ cơ chế bảo vệ bản quyền DRM.
"Giải pháp mà Apple đề xuất thực sự là một giải hiệu quả giúp mở rộng khả năng tương thích của các sản phẩm âm nhạc," Tim Bajarin - Chủ tịch Creative Technologies - nhận định.
Theo O.A.P Estate

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét